Thế giới đang trong giai đoạn phải đối mặt với sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 và Việt Nam chúng ta cũng là một trong những quốc gia chịu thiết hại rất nặng nề về mọi mặt, đặc biệt là về vấn đề kinh tế. Bên cạnh đó thì các hoạt động xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm của nước ta cũng giảm đi đáng kể so với mọi năm. Điển hình trong đó phải kể đến công ty Cổ phần Sao Ta, khi mà đây là một trong những doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh lớn nhất nước ta.
Từ việc xuất khẩu thực phẩm bị hạn chế mà tình hình cổ phiếu của Sao Ta gọi tắt là FMC cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Tuy nhiên cổ phiếu FMC đang có dấu hiệu khởi sắc trong khoảng đầu tháng 9 nhờ việc phục hồi sản xuất sớm hơn dự kiến.
Tình hình cổ phiếu FMC trong khoảng đầu tháng 9

Giá tôm nguyên liệu có xu hướng giảm từ quý 2/2021 do nguồn cung tôm dồi dào. Chính sách giãn cách diễn ra từ tháng 7 đã khiến nhà máy đóng cửa hoặc giảm công suất. Do đó tồn kho tôm nguyên liệu trong các ao nuôi tăng; và giá tôm nguyên liệu giảm mạnh trong tháng 8. Doanh thu xuất khẩu tôm của cổ phiếu FMC giảm mạnh 56% so với cùng kỳ trong tháng 8; do công suất hoạt động thấp trong bối cảnh giãn cách nghiêm ngặt ở phía Nam.
Tuy nhiên, FMC đã không còn áp dụng quy tắc “3 tại chỗ” kể từ cuối tháng 8. Và dự kiến sẽ phục hồi về mức công suất bình thường từ giữa tháng 9. Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng việc tăng giá bán và chi phí tôm nguyên liệu giảm; sẽ cải thiện biên lợi nhuận gộp của FMC trong nửa cuối năm 2021 (+370 điểm cơ bản n/n đạt mức 13,7%).
Phân tích về cổ phiếu FMC
Trong quý 3/2021, chúng tôi dự báo doanh thu và LNST; lần lượt là 1.363 tỷ đồng (-16% YoY) và 61 tỷ VND (-14% YoY). Cả năm 2021, chúng tôi dự báo doanh thu lần lượt là 4.961 tỷ đồng (+ 12% YoY); và LNST là 250 tỷ đồng (+ 11% YoY). EPS tương ứng năm 2021 là 4.212 đồng và PER dự phóng năm 2021 là 11,2 lần.
Ngành tôm của Việt Nam đã chứng kiến một bức tranh ảm đạm trong tháng 8; với giá trị xuất khẩu giảm mạnh khoảng 40% YoY, theo VASEP (Hình 1). Công suất hoạt động của các nhà máy chế biến thủy sản giảm đáng kể. Khi chỉ có 30 – 40% công ty thủy sản có thể thích ứng với chính sách giãn cách theo chỉ thị 16. VASEP dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể giảm ít nhất 20% YoY trong tháng 9.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các công ty lớn sẽ ít bị ảnh hưởng hơn các công ty nhỏ. Vì họ có đủ nguồn lực để duy trì hoạt động sản xuất; trong khi các công ty nhỏ hơn đã ngừng hoạt động. Hơn nữa, nhiều công ty thủy sản lớn đã dần khôi phục năng lực sản xuất; nhờ việc triển khai vắc xin.
Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 16% so với mức định giá gần nhất lên 47.000 đồng/cổ phiếu. Do chúng tôi tăng dự phóng LNST giai đoạn năm 2021-2022 thêm 22% so với dự phóng trước đó. Nhờ công suất phục hồi sớm hơn dự kiến và giá bán tăng. Với mức cổ tức tiền mặt dự kiến trong 12 tháng tới là 2.000 đồng/cổ phiếu. Tổng mức sinh lời sẽ đạt 10% tính theo giá đóng cửa ngày 08/09/2021. Chúng tôi khuyến nghị TÍCH LŨY đối với FMC