Bão Mặt trời hay còn gọi là gió Mặt trời chính là một vụ nổ năng lượng từ tính trong bầu khí quyển của Mặt trời. Nó gây ra sự bùng nổ dữ dội khó kiểm soát của ánh sáng. Từ bề mặt của Trái Đất, chúng ta có thể quan sát được bão Mặt trời qua kính viễn vọng, tia X không gian và các thiết bị chụp ảnh nhiệt…
Theo một nghiên cứu tại hội nghị về truyền thông dữ liệu SIGCOMM 2021, một cơn bão Mặt trời nghiêm trọng có thể bắt nguồn cho “ngày tận thế Internet”. Kéo theo đó là những tác động nghiêm trọng về kinh tế và công việc của hàng triệu người xảy ra, tuy nhiên những vấn đề này vẫn nằm gọn ở giả thuyết chưa xác thực, chúng ta cần tìm hiểu nhiều hơn trước khi khẳng định chắc chắn vấn đề nào mang tầm cỡ vĩ mô.
Định nghĩa bão mặt trời
“Chúng ta chưa sẵn sàng cho việc này và hiện chưa có một giao thức hiệu quả nào được đề ra”, Sangeetha Abdu Jyothi, trợ lý giáo sư tại Đại học California, chia sẻ.
Bão Mặt trời là các vụ nổ khổng lồ trên bề mặt Mặt trời. Đưa những đám mây plasma vào không gian. Hiện tượng này được gọi là gió Mặt trời. Khi tiếp cận Trái đất sẽ gây ra bão từ và hiện tượng cực quang. Một cơn bão Mặt trời có thể giải phóng lượng năng lượng tương đương với hàng triệu quả bom hydrogen 100-megaton (100 triệu tấn) phát nổ cùng lúc. Mức năng lượng đó cũng lớn hơn 10 triệu lần. So với năng lượng do một ngọn núi lửa phun trào giải phóng ra.
Bão mặt trời gây ra những tác hại nghiêm trọng nào?
Theo bà Abdu Jyothi, những cơn bão Mặt trời lớn sẽ làm gián đoạn sóng vô tuyến vệ tinh, thiết bị truyền tải điện mặt đất và gây thiệt hại trên diện rộng. Tuy nhiên khả năng để những cơn bão này tác động trực tiếp lên Trái đất; chỉ chiếm 1,6%-12% mỗi thập kỷ.
Trước đây, chỉ có 2 cơn bão như vậy được ghi nhận vào năm 1859 và 1921. Sự kiện Carrington vào năm 1859 đã đốt cháy các hệ thống điện ở châu Âu và Mỹ. Gây hỏa hoạn tại một số tòa nhà và tạo nên cực quang ở đường xích đạo gần Colombia. Ngoài ra, vào tháng 3/1989 một cơn bão nhỏ hơn đã khiến toàn bộ tỉnh Quebec của Canada mất điện trong 9 tiếng. Một trận bão Mặt Trời cấp X9 đã khiến thiết bị chụp ảnh của vệ tinh GOES 13 bị hư hại. Và làm gián đoạn việc liên lạc giữa vệ tinh, mặt đất và tín hiệu GPS trong suốt 10 phút.
Thiệt hại tiềm tàng vẫn còn là ẩn số
Các kết nối Internet cục bộ và khu vực sẽ ít thiệt hại
Theo nghiên cứu của Abdu Jyothi, từ khi hệ thống Internet toàn cầu được phát triển. Những thiệt hại tiềm tàng từ một cơn bão địa từ tương tự vẫn là một ẩn số. Và chỉ ra sự mỏng manh của hệ thống Internet dưới tác động của bão Mặt trời. Tuy nhiên, các kết nối Internet cục bộ và khu vực sẽ ít thiệt hại. Vì cáp quang không bị ảnh hưởng bởi dòng điện cảm ứng địa từ. Trong khi đó, hệ thống cáp quang biển kết nối Internet giữa các lục địa là một câu chuyện khác. Bộ lặp tín hiệu của các loại cáp này rất dễ bị ảnh hưởng bởi dòng địa từ, toàn bộ dây cáp có thể trở nên vô dụng nếu một bộ lặp gặp vấn đề.
Toàn bộ lục địa cắt đứt liên lạc là điều có thể xảy ra
Chia sẻ trong nghiên cứu, Abdu Jyothi cho biết nếu một lượng cáp quang biển nhất định ở một khu vực bị ảnh hưởng. Toàn bộ các lục địa sẽ bị cắt đứt liên lạc với nhau. Hơn nữa, những quốc gia ở vĩ độ cao; như Mỹ và Anh dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết Mặt trời hơn.
Do đó, nếu một cơn bão địa từ khổng lồ diễn ra. Các quốc gia ở vĩ độ cao sẽ bị ảnh hưởng trước tiên. Theo bà Abdu Jyothi, việc mất Internet diện rộng sẽ kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng là điều có thể xảy ra. Quá trình sửa chữa cơ sở hạ tầng dưới nước rất tốn kém thời gian.
Tác động đối với nền kinh tế là khủng khiếp
“Tác động kinh tế của sự gián đoạn Internet trong một ngày ở Mỹ ước tính lên tới hơn 7 tỷ USD, điều gì sẽ xảy ra nếu hệ thống mạng ngưng hoạt động trong nhiều ngày hoặc vài tháng”, Abdu Jyothi viết trong nghiên cứu. Abdu Jyothi cho biết các nhà khai thác lưới điện cần nghiêm túc xem xét. Về mối đe dọa từ thời tiết khắc nghiệt khi mở rộng cơ sở hạ tầng Internet toàn cầu. Cụ thể, việc đặt nhiều cáp hơn ở những vĩ độ thấp là bước đầu. Cũng như thực hiện các bài kiểm tra khả năng phục hồi từ ảnh hưởng của lỗi mạng quy mô lớn.