Bắt được tín hiệu vô tuyến lạ cực mạnh từ “virus vũ trụ”

Một “quả bom” vũ trụ nhỏ gọn, len lỏi theo hình xoắn ốc vào tận lõi của một ngôi sao sáng khác kết quả tạo ra siêu tân tinh VT 1210 + 4956. Siêu tân tinh này dội vào đài thiên văn Trái đất tín hiệu vô tuyến cực mạnh đã được phát hiện. Theo Sci-News, các nhà thiên văn học lý thuyết đã dự đoán được điều này từ trước. Nhưng đây là lần đầu tiên hiếm hoi một kính thiên văn ghi lại được khoảnh khắc ngoạn mục như vậy.

VT 1210 + 4956 trước đó là một cặp đôi, gồm một ngôi sao và một sao neutron, hoặc một lỗ đen nhỏ bé được hình thành. Sao neutron hay lỗ đen nhỏ này đã hoạt động như một “virus vũ trụ đáng sợ”, tấn công ngôi sao đồng hành của mình bằng cách chui xuyên qua các lớp của ngôi sao, vào tận phần lõi để rồi phát nổ tự do.

Ngôi sao đồng hành có sự tác động đã xảy ra điều gì?

Kết quả là ngôi sao đồng hành đã phát nổ thành một siêu tân tinh. Phát xạ vô tuyến mạnh mẽ. Những tín hiệu vô tuyến này đã được kính viễn vọng VLA của NSF (đặt tại New Mexico) thu thập được thông qua chương trình lập bản đồ vô tuyến bầu trời VLASS. Tên gọi siêu tân tinh xuất phát từ việc quan sát trong lịch sử những hiện tượng hiếm có. Khi một ngôi sao đột ngột bùng sáng như thể vừa sinh ra. Dựa theo cường độ sáng chúng được ghi nhận là tân tinh hoặc siêu tân tinh. Tuy nhiên, bản chất của hiện tượng siêu tân tinh là điểm kết cục của một số loại sao của quá trình tiến hóa của chúng.

Chùm tín hiệu vô tuyến được đem ra phân tích

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn Dillon Dong từ Viện Công nghệ California (Caltech – Mỹ) đã sử dụng thêm kính viễn vọng Keck của Đài quan sát WM Keck (đặt tại Hawaii) để tìm hiểu rõ hơn về chùm tín hiệu vô tuyến rực rỡ kia, và lần ra nguyên nhân dẫn đến vụ nổ.

Chùm tín hiệu vô tuyến
Chùm tín hiệu vô tuyến

Sao neutron hay lỗ đen thường là tàn tích của một siêu tân tinh. Đây là sản phẩm cuối cùng khi một ngôi sao chết đi và sụp đổ nhiều lần. Chúng đều được biết đến như những vật thể hung hãn nhất vũ trụ. Nhưng một vụ tấn công theo kiểu nói trên với chính ngôi sao đồng hành. Là một hiện tượng vô cùng kỳ lạ. Ước tính nó đã thâm nhập bầu khí quyển của ngôi sao đồng hành từ 300 năm về trước. Khi chui được vào lõi ngôi sao, nó đã làm gián đoạn phản ứng tổng hợp hạt nhân/ Đây vốn tạo ra năng lượng giữ cho lõi ngôi sao không bị sụp đổ bởi trọng lực của chính nó. Sự gián đoạn này đã gây ra vụ nổ.

Siêu tân tinh là gì?

Siêu tân tinh, hay sao siêu mới, là một số loại vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma bùng lên trong một thời gian ngắn, cấp sao biểu kiến tăng lên đột ngột hàng tỉ lần, rồi giảm dần trong vài tuần hay vài tháng. Tổng năng lượng thoát ra đạt tới 1044J. Cấp sao tuyệt đối có thể đạt đến -20m.

Siêu tân tinh
Siêu tân tinh là một số loại vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng

Có hai kiểu nổ: Trong kiểu thứ nhất, các sao khổng lồ cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch. Mất áp suất ánh sáng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó. Cho đến lúc mật độ và áp suất tăng cao gây nên bùng nổ. Trong kiểu thứ hai, các sao lùn trắng hút lấy vật chất từ một sao bay quanh nó. Cho đến khi đạt được khối lượng Chandrasekhar và bùng nổ nhiệt hạch. Trong cả hai kiểu này, một lượng lớn vật chất của sao bị đẩy bật ra không gian xung quanh.

Kiểu nổ thứ nhất kết thúc một quá trình sống của một ngôi sao. Kết quả có thể là nhân ngôi sao trở thành sao lùn trắng, sao neutron (pulsar, sao từ, sao hyperon hay sao quark…). Hay có thể là hố đen tùy thuộc chủ yếu vào khối lượng ngôi sao. Các vật chất lớp vỏ sao bị bắn vào khoảng không giữa các vì sao; trở thành tàn tích siêu tân tinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *