Làm cách nào có thể tránh bị Force-sell tốt nhất trong đầu tư chứng khoán? Force-sell – “bán cưỡng bức” là việc bán bắt buộc để tạo tính thanh khoản trong trường hợp không thể kiểm soát được hoặc không lường trước được. “Bán cưỡng bức” thường được thực hiện để phản ứng với một sự kiện kinh tế, quy định của công ty hoặc trật tự pháp lý. Và tất nhiên Force-sell là một điều mà bất cứ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng muốn tránh.
Nhưng không phải ai cũng có khả năng kiểm soát tốt giao dịch đầu tư của mình để có thể tránh khỏi tình trạng này. Đặc biệt là những người mới bước chân vào lĩnh vực này. Vì thế nếu bạn muốn tránh Force-sell trong đầu tư chứng khoán thì không thể bỏ qua bài viết cực kỳ hữu ích của chúng tôi ngay sau đây.
Forcesell trong đầu tư chứng khoán là gì?
Forcesell là trạng thái tài khoản giao dịch của nhà đầu tư vi phạm tỷ lệ ký quỹ tối thiểu theo yêu cầu của Công ty Chứng khoán (CTCK). Trong trường hợp bị Forcesell, tài khoản của nhà đầu tư sẽ bị bán giải chấp bắt buộc để đưa tỷ lệ ký quỹ về trạng thái an toàn (không có nguy cơ trở thành nợ xấu với CTCK). Rõ ràng Forcesell là tình trạng không một nhà đầu tư nào mong muốn, khi tổng tài sản bị sụt giảm mạnh tới mức mà nhà đầu tư không còn được quyền tự quản lý rủi ro danh mục của mình nữa mà phải cần đến sự can thiệp của CTCK.
Do vậy, để tránh xảy ra tình trạng Forcesell khi có sử dụng tiền ký quỹ (vay mượn). Thì nhà đầu tư phải luôn theo dõi chặt chẽ tỷ lệ ký quỹ của tài khoản trước những biến động của cổ phiếu đang nắm giữ.
Tài khoản bị Forcesell khi nào?
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu khi nào tài khoản bị Forcesell:
- Ngưỡng ký quỹ ban đầu: 100%
- Ngưỡng duy trì: 80%
- Ngưỡng xử lý bắt buộc/Force Sell Level: 70%
- Tỉ lệ ký quỹ = Tổng tài sản / Yêu cầu ký quỹ ban đầu
Dựa trên tỉ lệ Margin Ratio của tài khoản, hệ thống sẽ thực hiện theo luật sau:
- Nếu Tỷ lệ ký quỹ >= Ngưỡng duy trì: tài khoản ở trạng thái bình thường
- Nếu Ngưỡng duy trì > Tỷ lệ ký quỹ >= Ngưỡng xử lý: tài khoản rơi vào trạng thái bị Margin Call
- Nếu Tỷ lệ ký quỹ < Ngưỡng xử lý : tài khoản bị xử lý trong T+1
Như vậy, theo lý thuyết để không bị forcesell. Thì tỷ lệ ký quỹ không được nhỏ hơn tỷ lệ ngưỡng xử lý 70%.
Ví dụ minh họa thực tế khi tài khoản khách hàng rơi vào tình trạng tình trạng Forcesell
Khách hàng có tổng tài sản là 10 tỷ đồng. Khách hàng thực hiện mua giá trị 20 tỷ đồng cổ phiếu VCB (giá hiện tại của VCB là 50,000 đồng, khối lượng giao dịch mua là 400,000. Tỷ lệ ký quỹ ban đầu theo quy định của HSC là 30%.
- Giá trị ký quỹ ban đầu (phần vốn góp của khách hàng) sẽ là: 20 tỷ * 30% = 6 tỷ
- Phần HSC cho vay: 20 tỷ – 6 tỷ = 14 tỷ
- Tỉ lệ ký quỹ = Tổng tài sản / Yêu cầu ký quỹ ban đầu = 10 tỷ / 6 tỷ = 167%
- Do vậy, thực tế ví dụ này cho thấy để không bị forcesell. Thì tổng tài sản của khách hàng không được nhỏ hơn 4.2 tỷ đồng (6 tỷ * 70%).
Cụ thể, nếu giá thị trường của VCB giảm nhỏ hơn 30,000 đồng. Thì tài khoản của khách hàng sẽ rơi vào tình trạng Forcesell. Vì khi ấy tỷ lệ ký quỹ đã nhỏ hơn mức tối thiểu 70%. Và tổng tài sản của nhà đầu tư lúc này chỉ còn lại 4,120,000,000 đồng. Khi bán Forcesell, tỷ lệ margin phải đưa về mức 100% (tỷ lệ ký quỹ ban đầu).
Lưu ý quan trọng để nhà đầu tư không bị forcesell
Phân tích kỹ lưỡng và tuân thủ quy trình khi ra quyết định đầu tư. Chọn được cổ phiếu có khả năng tăng giá đương nhiên sẽ tránh được trạng thái forcesell. Quy trình đầu tư chuẩn bao gồm các bước: (1) Định thời điểm thị trường (2) Phân bổ tài sản (3) Tạo lập danh mục (4) Phân tích doanh nghiệp (5) Phân tích kỹ thuật (6) Trading & quản trị rủi ro. Khi sử dụng Margin, nhà đầu tư nên sử dụng ở mức độ vừa phải. Tạo một biên an toàn cho tài khoản để khi thị trường và cổ phiếu có những biến động ngoài dự kiến. Tài khoản vẫn không quá dễ rơi vào trạng thái Margin Call.