Chú ý cách phân bổ tỉ lệ nợ phù hợp với điều kiện thị trường trong giao dịch ký quỹ

Phân bổ tỉ lệ nợ phù hợp trong giao dịch ký quỹ như thế nào là tối ưu nhất cho nhà đầu tư chứng khoán? Đối với các nhà đầu tư chứng khoán thì chắc sẽ không còn xa lạ với hình thức giao dịch ký quỹ. Giao dịch ký quỹ thực sự mang đến lợi ích cho nhà đầu tư chứng khoán trong điều kiện giá cổ phiếu ổn định.

Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn rủi ro nếu thị trường cổ phiếu tụt sâu. Vì thế việc lựa chọn nợ vay ký quỹ của các nhà đầu tư cần phải cẩn trọng. Việc phân bổ tỉ lệ nợ nên cân nhắc kỹ và dựa theo với điều kiện thị trường. Các nhà đầu tư phải nhạy bén trong việc đánh giá thị trường, đưa ra chiến lược đầu tư, vay nợ phù hợp. Để đảm bảo an toàn cũng như mang lại lợi nhuận cao nhất có thể. Bện cạnh đó cần có hướng xử lý khủng hoảng trong điều kiện xảy ra rủi ro.

Sử dụng nợ vay phải cẩn trọng

Giao dịch ký quỹ là sản phẩm giúp nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện thị trường thuận lợi. Tuy nhiên cũng là sản phẩm chứa đựng nhiều rủi ro. Hiện tại, cho vay ký quỹ chỉ có ở sản phẩm cổ phiếu & ETFs và cả hai sản phẩm này vẫn chỉ có chiều mua lên. Cho lợi nhuận khi giá tăng chứ chưa có chiều bán xuống. Do đó, sử dụng nợ vay phải cẩn trọng, xác định được đúng thời điểm thị trường thuận lợi.

“Phân bổ tài sản” phù hợp sau đó mới lựa chọn cổ phiếu để giao dịch

Với ý tưởng trên, quá trình ra quyết định nên sử dụng tỷ lệ nợ như thế nào bắt nguồn từ “Định thời điểm thị trường”. Sau đó sẽ “Phân bổ tài sản” sao cho phù hợp – phân bổ bao nhiêu margin cũng ở bước này. Sau đó mới đến việc lựa chọn cổ phiếu nào để giao dịch và quản trị rủi ro như thế nào.

"Phân bổ tài sản" phù hợp sau đó mới lựa chọn cổ phiếu để giao dịch
“Phân bổ tài sản” phù hợp sau đó mới lựa chọn cổ phiếu để giao dịch

Khi thị trường tốt, tỷ lệ sử dụng nợ vay có thể ở mức cao, tuy nhiên khi thị trường xấu. Nhà đầu tư nên để tỷ lệ margin thấp hoặc không dùng nợ vay. Sau khi xác định và hình dung chung được mức nợ vay sẽ sử dụng. Cách thức thực hiện để đưa nợ vay về ngưỡng kỳ vọng cũng rất quan trọng. Thông thường, nhà đầu tư chỉ nên sử dụng margin sau khi các lần giải ngân thăm dò có được thành quả lợi nhuận nhất định, tức giá đang vận động theo đúng sự kỳ vọng.

Ví dụ về một chiến lược giải ngân cụ thể

Diễn biến giá của VCB xuất hiện nhiều điểm mua. Lần mua đầu tiên sử dụng tiền mặt có trong tài khoản (không sử dụng margin). Ở lần mua thứ 2 sẽ bắt đầu sử dụng margin. Sau khi đã có được một ít lợi nhuận ở điểm mua thứ 1. Và bối cảnh thị trường chung hiện tại cũng ủng hộ sử dụng margin. Lần mua thứ 3 sẽ tiếp gia tăng thêm vị thế bằng cách sử dung margin. Nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ margin trong phạm vi khuyến nghị.

Cụ thể, chiến lược giải ngân sẽ được minh họa như sau:

Ví dụ về một chiến lược giải ngân cụ thể
Diễn biến giá của VCB xuất hiện nhiều điểm mua
  • Giả sử nhà đầu tư có 10 tỷ đồng tiền mặt trong tài khoản và dự kiến giao dịch VCB, tỷ lệ ký quỹ 30%.
  • Lần mua đầu tiên bằng tiền mặt mua 200,000 cổ phiếu VCB tại giá 50,000 đồng. Vì sử dụng hoàn toàn tiền mặt nên chưa vay của CTCK
  • Lần 2 sẽ bắt đầu mua thêm 200,000 với giá 55,000 đồng, lúc này có sử dụng margin để mua thêm. Khoản vay thêm là 11 tỷ (200,000 x 55). Lúc này tài sản của NĐT là 11 tỷ, kỹ quỹ tối thiểu 6,3 tỷ, tỷ lệ margin lúc này là 174.6% – an toàn
  • Lần 3, mua thêm 100,000 với giá giá 60,000 bằng cách sử dụng thêm tiền margin. Khoản vay thêm là 6 tỷ (100,000 x 60). Lúc này tài sản của NĐT là 13 tỷ. Tổng nợ vay là 17 tỷ, kỹ quỹ tối thiểu 8.1 tỷ, tỷ lệ margin lúc này là 160.49% – an toàn

Kết luận chung

Kết luận lại, tùy vào điều kiện của thị trường chung cũng như tùy vào điều kiện vào diễn biến giá của cổ phiếu đang nắm giữ. Mà nhà đầu tư lựa chọn chiến lược sử dụng margin phù hợp. Mà không làm tăng thêm quá nhiều rủi ro. Những lưu ý quan trọng khi giải ngân bằng margin là:

  • Chỉ sử dụng tiền vay ký quỹ (margin) khi lần mua thứ nhất có được thành quả lợi nhuận nhất định.
  • Sử dụng margin để mua bình quân giá lên, không nên mua bình quân giá xuống.
  • Các lần mua sau có tỷ trọng thấp hơn các lần mua trước. Để đảm bảo mức giá trung bình không quá cao.