Sau đây chúng tôi chia sẻ thông tin về vấn đề cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai quay đầu giảm, bầu Đức nhận tin “dữ” ngày đầu tháng. Nhà đầu tư hôm nay lại có thêm một phiên “thót tim” khi chỉ số VN-Index tăng cao rồi lại quay đầu giảm.
Lợi nhuận “khủng”, phải bán tài sản và nhờ sự giúp sức của tỷ phú Trần Bá Dương. Mới đây, ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã vào cuộc lần nữa đối với ắc rối pháp lý khi bị FPT Capital khởi kiện ra tòa vụ việc liên quan đến tranh chấp hợp đồng góp vốn. Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai vừa có văn bản phản hồi thông tin từ FPT Capital trong vụ khởi kiện ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) và Công ty, liên quan đến việc tranh chấp hợp đồng góp vốn của công ty.
VN-Index giảm 4,49 điểm (0,33%) còn 1.341,9 điểm
Thanh khoản thị trường vẫn giữ ở mức cao với 32.700 tỷ đồng. Tương đương gần 1,2 tỷ đơn vị cổ phiếu được giao dịch. Nhiều cổ phiếu lớn như BVH, GAS, FPT, HPG, MSN, SAB, VIC, MWG, PNJ, POW, VRE…đồng loạt giảm đã tác động tiêu cực tới thị trường. Không chỉ tập trung ở nhóm vốn hóa lớn, đà giảm cũng diễn ra ở nhiều nhóm ngành. Như bất động sản, xây dựng, dầu khí, thép, khu công nghiệp, dược phẩm… Đặc biệt khi nhóm thép và chứng khoán đánh mất vị thế dẫn dắt và chìm trong sắc đỏ. Sắc xanh ”đơn độc” của nhóm ngân hàng không đủ để ”cứu vớt” thị trường. Khi các nhóm ngành còn lại đồng loạt điều chỉnh. Một số cổ phiếu ngân hàng tăng như ACB, BID, CTG, EIB, MBB, NVB, HDB, VPB, TCB…
Cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai quay đầu giảm
Cổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai hôm nay quay đầu giảm sau vài phiên tăng điểm liên tiếp. Chốt phiên HAG tăng 1,54% lên mốc 5.100 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có hơn 2,3 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Hiện cổ phiếu của bầu Đức vẫn đang trên đà giảm khi tính chung trong 1 tháng qua đã mất hơn 6,4% giá trị.
HAG của bầu Đức vẫn tiếp tục nằm trong diện kiểm soát
Một tin không vui với bầu Đức, đó là việc Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE). Vừa ra quyết định duy trì diện kiểm soát đối với cổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai. Cụ thể, ngày 30/8/2021, HOSE đã nhận được BCTC hợp nhất soát xét bán niên năm 2021 của Hoàng Anh Gia Lai. Thông tin trên BCTC cho thấy, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2021. Là 18,21 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 30/6/2021 là âm 7.372 tỷ đồng.
Mặt khác, BCTC có ý kiến kiểm toán nhấn mạnh liên quan đến khoản lỗ lũy kế của tập đoàn là 7.372 tỷ đồng. Cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu. Có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị này. Dù về phía Hoàng Anh Gia Lai đã có gửi văn bản giải trình về vấn đề này. Tuy nhiên, HOSE vẫn quyết định duy trì diện kiểm soát đối với cổ phiếu HAG.
Trước đó từ ngày 20/4, HOSE đã chuyển cổ phiếu HAG từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát do công ty lỗ ròng gần 1.256 tỷ đồng trong năm 2020. Đồng thời lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2020 ghi nhận âm gần 6.302 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty đã thực hiện hồi tố số liệu năm 2018 và năm 2019 dẫn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 31/12/2019 âm 4.766 tỷ đồng.
Vận đen đeo bám Bầu Đức
Sau khi lỗ “khủng” hơn nghìn tỷ vào 2016. Bầu Đức đã quyết định chuyển hướng kinh doanh sang trồng cây ăn trái. Năm 2017, mảng này đã đem lại cho Bầu Đức 4.841 tỷ đồng doanh thu và lãi hơn 372 tỷ đồng. Bước sang năm 2018, HAGL vẫn tập trung toàn lực vào trồng cây ăn trái. Và tự tin sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu châu Á trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của HAGL vẫn là dòng vốn và nợ đang rất tiêu cực.
Cuối tháng 6, HAGL phát hành lô trái phiếu với giá trị 2.217 tỷ đồng. Nhằm mục đích huy động vốn để mở rộng trồng chuối và ớt. Tuy nhiên, kế hoạch của bầu Đức đã thất bại hoàn toàn khi chỉ bán được vỏn vẹn 22 trái phiếu. Thu về 220 triệu đồng. Sau đó, nhiều tin xấu liên tiếp ập đến với Bầu Đức. Ngày 20.7, Chứng khoán SSI đã bán giải chấp để siết nợ 3,83 triệu cổ phiếu của cá nhân Bầu Đức. ước tính giá trị gần 24 tỷ đồng.