Những cổ phiếu đầu cơ nhỏ bị lao dốc đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều cổ phiếu khác, thậm chí là blue-chips. Hầu như những mã trụ khác đều quay đầu giảm, chỉ trừ nhóm ngân hàng và một số mã chứng khoán khác. Do đó trong phiên chiều, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ yếu thêm không gây quá nhiều bất ngờ. Điều mà thị trường chờ đợi lúc này đó là nhóm VN30 sẽ mạnh lên, thậm chí vẫn tăng mạnh bất chấp độ rộng rất hẹp. Nếu được như vậy thì sẽ là tín hiệu giúp dòng tiền dịch chuyển trở lại blue-chips.
Trong phiên chiều, nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán đã nổi lên khá rõ. Bất chấp các cổ phiếu ngân hàng hàng loạt quay đầu trong phiên giao dịch thì cổ phiếu NVB lại tăng kịch trần. Sở hữu phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp trong tuần, NVB đã lập mức kỷ lục mới đó là 34.700 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu NVB có một số thời điểm rung lắc trong phiên giao dịch, kể cả là giao dịch giá tham chiếu. Thế nhưng phần lớn đều được ghi nhận tích cực với mức giá cao kịch trần.
Cổ phiếu ngân hàng tăng giá
Phần lớn cổ phiếu ngân hàng còn tăng giá đến hết ngày như:
– VPB tăng 3,93%
– TPB tăng 4,6%
– TCB tăng 1,43%
– STB tăng 1,27%
– MBB tăng 1,06%
– CTG tăng 1,87%
– BID tăng 1,53%
– ACB tăng 1,4%
– HDB tăng 1,33%
Nhóm ngân hàng nhỏ trên các sàn khác cũng rất tốt. NVB tăng kịch trần, PGB tăng 6,02%, BVB tăng 5,76%, BAB tăng 4,5%, EIB tăng 4,21%… Tuy vậy bản thân các cổ phiếu mạnh nhất là ngân hàng. Cũng chịu sức ép ở nhịp giảm buổi chiều. VCB từ chỗ tăng 0,8% bị đánh tụt về tham chiếu. TCB, STB thậm chí bị mất quanh 1,5% so với đỉnh. MBB, BID, CTG cũng trả lại đáng kể mức tăng.
Khối ngoại mua ròng cổ phiếu LPB
Khối ngoại hôm nay mua ròng hơn 1 triệu cổ phiếu LPB của LienVietPostBank. Phiên giao dịch ngày 8/9, cổ phiếu ngân hàng quay đầu giảm mạnh sau phiên tăng đồng loạt ngày 7/9. Cụ thể, trong số 27 mã ngân hàng giao dịch trên 3 sàn chứng khoán. Chỉ có 5 mã tăng giá gồm NVB, HDB, LPB, VIB và PGB. Còn lại đều giảm mạnh. LPB của LienVietPostBank hôm nay tăng 0,9% đóng cửa tại 23.300 đồng/cổ phiếu. Đây là mã tăng mạnh thứ 2 sau NVB. HDB của HDBank tăng nhẹ 0,2% nhưng ghi nhận là ngày tăng thứ 2 liên tiếp. Đóng cửa tại 26.750 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, khối ngoại đã mua ròng hơn 1,4 triệu cổ phiếu HDB trong phiên hôm nay.
Ở nhóm giảm giá, STB của Sacombank giảm sâu nhất với 2,2%. Tiếp đến là nhóm MSB, CTG, EIB, OCB và SSB. Về thanh khoản, khối lượng giao dịch cổ phiếu ngân hàng hôm nay thấp hơn hẳn các phiên trước. Dẫn đầu vẫn là nhóm SHB, STB, MBB, TCB và CTG. Trong đó SHB giao dịch nhiều nhất với hơn 14,6 triệu đơn vị.
Ủng hộ thị trường hồi phục
Liên quan đến hoạt động của khối ngoại, ngoài HDB được mua ròng hơn 1,4 triệu đơn vị. Đây là mã được mua ròng nhiều nhất. MBB của MB cũng được mua ròng hơn 1,2 triệu cổ phiếu. Tiếp theo là LPB với gần 1 triệu cổ phiếu, CTG và VCB được mua ròng hơn 500 nghìn đơn vị mỗi mã.
Cổ phiếu ngân hàng sụt giảm là ngược với dự báo của không ít các nhà đầu tư. Bởi lẽ các thông tin tích cực đang ủng hộ cho thị trường hồi phục. Trong đó có Thông tư số 01 của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại nợ, giãn nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được chính thức sửa đổi kể từ ngày 7/9. Và việc nhiều cổ phiếu ngân hàng đang ở vùng rất thấp. Mất khoảng trên dưới 20% giá trị so với thời điểm cuối tháng 6.
Kéo dài thời gian cơ cấu nợ
Liên quan đến việc sửa Thông tư 01, theo quy định mới, các ngân hàng sẽ được kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng, đến 30/6/2022, thay vì cuối năm 2021 như trước đó. Việc sửa đổi thông tư này được cho là ít nhiều tác động tích cực lên hoạt động của các ngân hàng bởi số liệu nợ xấu trên báo cáo tài chính cuối năm sẽ ít hơn, trích lập dự phòng trong năm cũng sẽ ít hơn. Trên thị trường chung, các cổ phiếu hôm nay chịu áp lực giảm mạnh trong phiên chiều. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 8,29 điểm xuống 1.333,61 điểm với thanh khoản hơn 19,5 nghìn tỷ đồng, giảm mạnh so với các phiên trước.