Bộ Tài chính xem xét lấy ý kiến giảm trần phí giao dịch chứng khoán như: mua bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền từ tối đa 0,5% giá trị giao dịch giảm xuống còn tối đa 0,45% giá trị trên một giao dịch. Thị trường Việt Nam bước sang ngày mới với 3 thông tin đáng chú ý: Bộ Tài chính lấy ý kiến về dự thảo giảm trần phí giao dịch chứng khoán, triển vọng tăng trưởng tiền gửi ngày càng kém khả quan, hàng loạt giao dịch bất động sản được đang được thực hiện. Hơn nữa, dự thảo thay thế Thông tư 127 còn có thêm khoản khác, chính là trái phiếu doanh nghiệp. Với giá dịch vụ giao dịch là 0,0054% giá trị trên một giao dịch. Dưới đây là chi tiết nội dung mới chúng tôi muốn chia sẻ. Mời bạn đọc tiếp!
Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh biểu phí
Bộ Tài chính xem xét lấy ý kiến góp ý rộng rãi về dự thảo thay thế Thông tư 127 và 128. Ban hành năm 2018 quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán. Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh biểu phí tối đa của một số khoản mục theo chiều hướng giảm.
Bộ Tài chính hiện đang lấy ý kiến xây dựng hai Dự thảo thay thế Thông tư 127/2018/TT-BTC. Quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán (SDGCK) và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD). Thay thế Thông tư 128/2018/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoá. Áp dụng tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo Dự thảo thay thế Thông tư 128. Bộ Tài chính dự kiến giảm mức giá dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ. Chứng quyền có bảo đảm (áp dụng cho chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch). Từ tối đa 0,5% giá trị giao dịch (GTGD) xuống còn tối đa 0,45% GTDG.
Trong khi đó, giá dịch vụ môi giới hợp đồng tương lai chỉ số được điều chỉnh giảm từ tối đa 15.000 đồng/hợp đồng. Xuống còn 5.000 đồng/hợp đồng, còn hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được điều chỉnh giảm từ tối đa 25.000 đồng/hợp đồng. Xuống còn 8.000 đồng/hợp đồng. Biểu giá đính kèm Dự thảo không có sự thay đổi về số lượng khoản mục so với Thông tư 128.
Thông tin về giá dịch vụ
Đối với dự thảo thay thế Thông tư 127 quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại SDGCK và VSD. Biểu giá của Dự thảo được bổ sung thêm một số khoản mục so với Thông tư 127.
Bộ Tài chính xem xét đề xuất giảm giá dịch vụ giao dịch cổ phiếu. Chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết (không bao gồm ETF) từ 0,03% xuống 0,027%; ETF niêm yết giảm từ 0,02% xuống 0,018%; cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đăng ký giao dịch (UPCoM) giảm từ 0,02% xuống 0,018%; chứng quyền có bảo đảm giảm từ 0,02% GTGT xuống còn 0,018% GTGD; trái phiếu doanh nghiệp, công cụ nợ theo quy định tại Luật Quản lý nợ công từ 0,006% GTGD xuống 0,0042% GTGD. Riêng khoản mục trái phiếu doanh nghiệp được bổ sung sẽ áp dụng mức phí 0,0054% GTGD.
Giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán quy định tại Thông tư. Chính là giá không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Nguồn thu từ cung ứng dịch vụ. Sau khi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thì phần còn lại tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán quản lý.
Đối với các dịch vụ khác không quy định tại biểu giá. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán. Được tự định giá dịch vụ do mình cung ứng. Phù hợp với thực tế cung ứng dịch vụ và quy định của pháp luật về giá, pháp luật có liên quan.
Triển vọng tăng trưởng huy động đang dần kém khả quan
Các hoạt động kinh tế yếu phản ánh tốc độ lưu thông chậm đã kéo giảm độ dốc của tăng trưởng tín dụng và huy động. Nhóm phân tích kỳ vọng giai đoạn tái mở cửa. Với nhu cầu ít bị gián đoạn hơn và động lượng tăng trưởng tín dụng ổn định lại. Tuy nhiên, tăng trưởng huy động có thể vẫn còn lệch pha trong giai đoạn sắp tới. Do tăng trưởng huy động ít bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn hơn. So với tín dụng và dựa trên dự báo trước đó về sự thay đổi cơ cấu tiền gửi của ngành diễn ra cho đến cuối quý III. Có khả năng độ dốc của xu hướng tăng trưởng huy động. Có thể không đủ để đạt mức trung bình của biên độ dự phóng (+10,8%).
Trước đó, trong báo cáo chiến lược năm 2021. VDSC đã dự báo tăng trưởng tổng tiền gửi năm nay là 9,2 – 12,3%. Có khả năng mức tăng trưởng chỉ dừng lại ở mức một chữ số. Ngay cả khi cân nhắc đến yếu tố mùa vụ của nhu cầu gửi tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia của VDSC vẫn chờ các kế hoạch tái mở cửa rõ ràng hơn. Để đánh giá tốc độ phục hồi trước khi điều chỉnh dự báo.