Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, 2.900.000 cổ phiếu VKC muốn bán bán ra là thông tin được ông Lâm Quy Chương – Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của CTCP Cáp – Nhựa Vĩnh Khánh xác nhận. Số cổ phiếu này tương ứng tỷ lệ 15% lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành. Thời gian dự kiến diễn ra giao dịch theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn đó là từ ngày 15/09 đến ngày 14/10.
Trước đó vào ngày 10/09, Phó Tổng Giám đốc VKC – ông Lương Minh Tuấn cũng đã bán ra toàn bộ 500.000 cổ phiếu đang sở hữu khi thị giá tăng trần 5 phiên liên tiếp. Mức tương ứng tỷ lệ 2,59% vốn điều lệ. Ước tính nếu như hoàn tất, ông Lâm Quy Chương sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại đơn vị này từ 16,08% (3,1 triệu đơn vị) xuống còn 1,04% (200.000 cp). Đổi lại vị Chủ tịch HĐQT sẽ thu về 40,89 tỷ đồng từ giao dịch trên.
Thị giá tăng trần liên tục
Bốn phiên giao dịch từ 31/8 đến 7/9 đều ghi nhận mức tăng kịch trần của cổ phiếu VKC. Cập nhật hết phiên sáng ngày 8/9, thị giá cũng đang tiếp tục tăng trần 9,3% lên mức 11.800 đồng/cổ phiếu. Tương ứng tăng hơn 57% chỉ trong vòng 5 phiên giao dịch. Thông tin cập nhật, ông Lương Minh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc CTCP Cáp Nhựa Vĩnh Khánh (HNX: VKC) đã đăng ký bán ra 500.000 cổ phiếu VKC. Phương thức giao dịch dự kiến thông qua thỏa thuận và khớp lệnh. Đây là toàn bộ số cổ phiếu VKC thuộc sở hữu của ông Tuấn. Tương ứng 2,59% vốn điều lệ. Thời gian giao dịch dự kiến từ 10/9 đến 8/10/2021.
Thông báo thoái toàn bộ vốn
Lãnh đạo VKC thông báo thoái toàn bộ vốn trong bối cảnh thị giá cổ phiếu VKC đã bất ngờ tăng mạnh trong vài vài phiên trở lại đây. Theo đó, 4 phiên giao dịch từ 31/8 đến 7/9 đều ghi nhận mức tăng kịch trần của VKC. Cập nhật hết phiên sáng ngày 8/9 cũng đang tiếp tục tăng trần 9,3% lên mức 11.800 đồng/cổ phiếu. Tương ứng tăng hơn 57% chỉ trong vòng 5 phiên giao dịch. Ước tính theo mức giá này, số tiền ông Tuấn thu về vào khoảng 6 tỷ đồng nếu thành công thoái vốn.
Điều chỉnh giảm lợi nhuận
Trái ngược với diễn biến tích cực của cổ phiếu VKC trên thị trường, VKC mới đây công bố BCTC soát xét bán niên 2021. Với lãi ròng giảm gần 259 triệu đồng (tương ứng 21%) so với báo cáo tự lập trước đó. Ghi nhận còn 994 triệu đồng. Nguyên nhân của việc điều chỉnh giảm lợi nhuận của VKC là do chi phí giá vốn và chi phí QLSN bị điều chỉnh tăng. So với cùng kỳ 2020, lợi nhuận vẫn tăng 120% chủ yếu do công ty tập trung quản lý các chi phí tối đa. Về kết quả kinh doanh, VKC đã công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2021. Ghi nhận giá vốn tăng thêm gần 259 triệu đồng và chi phí quản lý tăng thêm 65 triệu đồng. Kết quả, lãi ròng của VKC giảm 21%, chỉ còn 994 triệu đồng.
Thực hiện 8% mục tiêu lợi nhuận đề ra
So với 6 tháng đầu năm 2020, lãi ròng của VKC gấp 2,2 lần. Mặc dù doanh thu thuần không đổi và chí phí tài chính cùng chi phí bán hàng lần lượt tăng 22% và 12%. VKC cho biết lãi ròng tăng chủ yếu do Công ty tập trung quản lý các chi phí tối đa. Cụ thể là chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 23%, còn gần 7 tỷ đồng. Năm 2021, VKC đề ra kế hoạch doanh thu hơn 1.061 tỷ đồng. Tăng 2% so với thực hiện năm 2020. Lợi nhuận sau thuế được kỳ vọng hơn 12 tỷ đồng, gấp 12 lần thực hiện năm 2020. Như vậy, VKC mới thực hiện được 8% mục tiêu lợi nhuận đề ra.