Giao dịch không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay tăng 75,2%. Tỷ lệ mua sắm trực tuyến tăng trưởng theo cấp số nhân. Đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á về lượt truy cập các ứng dụng mua sắm trực tuyến … Chiến lược tài chính ở Việt Nam cũng đã đưa ra mục tiêu đến cuối năm 2025, sẽ có ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng. Dưới đây chúng tôi bàn về dịch vụ tài chính ở Việt Nam đang thay đổi vì các giải pháp công nghệ mới như thế nào, mời bạn đọc tham khảo!
Thị trường thanh toán trực tuyến ở Đông Nam Á được đánh giá có tiềm năng lớn, trong đó, Việt Nam được dự báo là nền kinh tế internet lớn thứ ba trong khu vực, sau Internet. Indonesia và Thái Lan. Ứng dụng công nghệ đối với dịch vụ tài chính (Fintech) cũng ngày càng được quan tâm và mở rộng hơn về quy mô.
Nhận định của start-up: Mambu
Nhận định được Mambu – một start-up về nền tảng dịch vụ ngân hàng và tài chính. Đưa ra trong nghiên cứu “Disruption Diaries” của hãng với 2.000 khách hàng toàn cầu. Trong đó có Việt Nam. Theo báo cáo của Mambu, nhu cầu tăng nhận thức và hiểu biết về các dịch vụ tài chính của khách hàng đang gia tăng trên toàn cầu. Việt Nam – nền kinh tế mới nổi, cũng không là ngoại lệ. Hãng dẫn thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2020 có 70% người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng. Nhưng gần một nửa trong số đó không tiếp cận được với tín dụng.
Báo cáo cũng chỉ ra, những năm gần đây. Nhờ sự phát triển của công nghệ số, quá trình chuyển đổi số ở các ngân hàng. Các ứng dụng ngân hàng di động đã thể hiện vai trò lớn đối với tài chính toàn diện. Các ngân hàng đã có thể tiếp cận khách hàng ở những nơi mà không có trụ sở hay chi nhánh ngân hàng.
Tỷ lên giao dịch không dùng tiền mặt ở Việt Nam
Thực tế cho thấy giao dịch không dùng tiền mặt ở Việt Nam đã tăng 75,2% trong 9 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Mua sắm trực tuyến tăng trưởng theo cấp số nhân. Đứng thứ ba ở Đông Nam Á về số lượt truy cập vào các ứng dụng mua sắm trực tuyến trong quý 2/2020. Ngoài ra Việt Nam cũng đã phê duyệt chiến lược tài chính toàn diện với mục tiêu cuối năm 2025. Có ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng. Đồng thời triển khai thí điểm chương trình Mobile Money trong 2 năm (bắt đầu từ năm 2021). Để kích thích nền kinh tế không dùng tiền mặt và nâng cao khả năng tài chính cho hàng triệu người.
Đây là những nhân tố khuyến khích người dân có điều kiện tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ tài chính. Thúc đẩy các ngân hàng và tổ chức tín dụng chuyển đổi số. Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Mảnh đất ngân hàng số màu mỡ ở Việt Nam đang là cuộc chơi thu hút sự tham gia của không chỉ các ngân hàng. Mà còn có các Fintech và công ty viễn thông. Thay vì cạnh tranh, sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa các công ty công nghệ. Với các tổ chức tín dụng đang được gia tăng. Để tận dụng thế mạnh của mỗi bên.
Các giải pháp công nghệ mới ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính ở Việt Nam như thế nào?
“Những giải pháp công nghệ mới đang thay đổi toàn cảnh dịch vụ tài chính ở Việt Nam. Bao gồm các hình thức thanh toán trực tuyến mới, như ví điện tử, mã QR, các sản phẩm ngân hàng số kết hợp AI. Phân tích dữ liệu và công nghệ điện toán đám mây. Nhằm cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng. Tất cả đều thông qua điện thoại thông minh”, báo cáo của Mambu nhận xét.
Ở góc độ toàn toàn cầu, báo cáo của Mambu cho biết. Các cá nhân sử dụng và chưa sử dụng ngân hàng đều cảm thấy họ không được phục vụ đúng như kì vọng. Với 56% khách hàng sử dụng ngân hàng tin rằng còn nhiều loại dịch vụ khác. Mà đáng lẽ ra họ nên được tiếp cận. Ngoài ra, đến thời điểm hiện tại, trên thế giới vẫn còn hơn 1,7 tỉ người trưởng thành chưa sử dụng ngân hàng. Các dữ liệu thường hướng đến những lí do như thị trường mới nổi và rào cản địa lý.
Cạnh tranh công nghệ tài chính
Khi đại dịch Covid-19 qua đi, có thể là thời điểm chúng ta dần thích nghi với những xu hướng mới xuất hiện. Đó là xu hướng về kinh tế số, thanh toán số,… Ðây cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp nhìn nhận lại. Không chỉ cầm cự, mà còn xoay chuyển tình thế và cải tổ chính mình. Với các công ty Fintech cũng vậy, dù đã có những bước phát triển “thần tốc” trước đó. Nhưng trong tương lai họ vẫn phải dè chừng với đối thủ là các ngân hàng, thậm chí, giữa các Fintech với nhau. Trong tương lai có thể có thêm dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao điện thoại (Mobile Money). Nếu dịch vụ này sớm được cấp phép hoạt động.