HDBank là một trong những ngân hàng TMCP niêm yết đầu tiên tại Việt Nam và hiện đang đứng đầu trong các ngân hàng thuộc top dẫn đầu. HDBank là ngân hàng thương mại cổ phần nên nếu nhìn vào cơ cấu cổ đông thì ai cũng có thể thấy không có vốn của nhà nước. Thế nhưng cần lưu ý rằng tuy là ngân hàng thương mại cổ phần nhưng ngân hàng vẫn hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hội đồng quản trị HDBank mới đây đã ban hành nghị quyết thông qua phương án phát hành trái phiếu năm 2021 để nhằm mục đích huy động vốn. Ở đợt huy động vốn này, HDBank đã huy động thành công 600 tỷ đồng trong kỳ hạn 7 năm. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có bảo đảm và đây là nợ thứ cấp của HDBank. Nếu bạn còn thắc mắc về thông tin này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
HDBank huy động thành công trái phiếu
Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank – Mã: HDB) vừa thông báo đã chào bán riêng lẻ thành công 600 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm vào ngày 11/6. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có bảo đảm. Và là nợ thứ cấp của ngân hàng HDBank. Lãi suất phát hành thực tế cho kỳ thanh toán đầu tiên là 7.775%/năm. Tiền lãi được trả định kỳ hàng năm. Lãi suất áp dụng cho kỳ thanh toán tiếp theo sẽ áp dụng theo lãi suất danh nghĩa.
Vốn huy động được từ việc phát hành sẽ dùng để tăng nguồn vốn cấp 2 dài hạn. Nhằm phục vụ nhu cầu tín dụng của ngân hàng. Theo kết quả được phát hành, có 5 nhà đầu tư tổ chức mua số lô trái phiếu này, bao gồm 1 tổ chức tín dụng, 1 quỹ đầu tư chứng khoán và 3 công ty bảo hiểm. Theo chủ trương của Hội đồng quản trị thông qua vào tháng 5 vừa qua, HDBank muốn huy động tối đa 11.500 tỷ đồng trái phiếu thông qua hai đợt. Trong đó, đợt thứ nhất phát hành tối đa 1.500 tỷ đồng. Và đợt thứ hai là 10.000 tỷ đồng.
Trong năm 2020, HDBank là ngân hàng phát hành trái phiếu cao thứ hai toàn ngành, xếp sau BIDV. Với gần 17.600 tỷ đồng, theo IB VietinBank. Năm 2020, HDBank cũng là ngân hàng trong nước duy nhất phát hành thành công 160 triệu USD (tương đương 3.680 tỷ đồng) trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế để bổ sung vốn cấp 2 theo hình thức chào bán riêng lẻ, với kỳ hạn là 5 năm 1 ngày, lãi suất cố định là 4,5%/năm.
Mục tiêu phát hành trái phiếu tiếp theo của HDBank
Trước đó, HDBank thông báo sẽ mua lại 4,000 tỷ đồng trái phiếu đã phát hành. Thời gian dự kiến mua lại từ ngày 25/05-10/06/2021. Về kế hoạch kinh doanh năm 2021, HDBank dự kiến đến cuối năm 2021; tổng tài sản tăng 25%, lên mức 399,320 tỷ đồng. Tổng huy động vốn (bao gồm tiền gửi khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, vốn tài trợ ủy thác đầu tư, tiền gửi và vay TCTD) và dư nợ tín dụng tăng trưởng 25% và 26%. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay kiểm soát dưới 2%.
Lợi nhuận trước thuế năm 2021 được HDBank đề ra đạt 7,281 tỷ đồng. Tăng 25% so với kết quả năm 2020. Kết thúc quý 1/2021, HDBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất trên 2,100 tỷ. Tăng 68% so với quý 1/2020. Như vậy, so với kế hoạch lợi nhuận trước thuế 7,281 được đề ra cho cả năm 2021. HDBank đã thực hiện được gần 29% sau 3 tháng đầu năm.
Tính đến ngày 31/03/2021, huy động vốn và phát hành giấy tờ có giá đạt 219,266 tỷ đồng. Tăng 5% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt 197,970 tỷ đồng, tăng 5.2%. Với động lực tăng trưởng đến từ tất cả các mảng kinh doanh chính. Bao gồm bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và tài chính tiêu dùng.