Giao dịch của các quỹ đầu tư trong tuần qua, chứng kiến lực mua quay trở lại đủ sức chống lại lực bán sau thời gian dài vắng bóng. Trong những phiên giao dịch gần đây, dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán có dấu hiệu tăng trở lại. Sau giai đoạn ảm đạm trước đó. Kết quả giao dịch quỹ đầu tư- Lực mua quay trở lại là tin vui cho cổ đông chơi chứng khoán.
Trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục đạt đỉnh về điểm, thanh khoản cũng đạt mức cao kỷ lục, với giá hàng tỷ USD / phiên thì khối ngoại vẫn “chăm chỉ” bán ròng suốt 2 năm qua. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn kỳ vọng khối ngoại sẽ sớm quay trở lại mua ròng trong thời gian tới. Cùng chúng tôi xem tiếp diễn biến về chứng khoán dưới đây.
Lực mua quay trở lại
Tuần qua (06-10/09/2021), chỉ có duy nhất quỹ ngoại Dragon Capital thông báo kết quả giao dịch. Với khối lượng mua vào gần 1.5 triệu cp DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HM:DXG). Cụ thể, trong phiên 06/09, 2 thành viên của Dragon Capital là CTBC Vietnam Equity Fund và Hanoi Investments Holdings Limited đã lần lượt mua vào 1 triệu cp DXG và 417,000 cp DXG. Sau giao dịch, tổng tỷ lệ sở hữu của Dragon Capital tại DXG. Tăng từ 16.73% lên 17% vốn.
Kết phiên giao dịch 06/09, giá cổ phiếu DXG dừng tại mức 22,900 đồng/cp, ước tính theo mức giá này. Nhóm Dragon Capital đã chi hơn 32 tỷ đồng để tăng tỷ lệ sở hữu DXG trở lại. Trước đó, thành viên Vietnam Enterprise Investments Limited của Dragon Capital đã bán 2 triệu cp DXG vào ngày 16/08. Hạ tỷ lệ sở hữu của cả nhóm Dragon Capital giảm từ 17.1% xuống 16.7%. Chiếu theo giá 23,800 đồng/cp chốt phiên 16/08. ước tính giá trị thương vụ đạt gần 48 tỷ đồng.
Đáng chú ý, động thái mua vào trở lại cổ phiếu DXG của Dragon Capital diễn ra. Trước khi DXG chuẩn bị phát hành cổ phiếu thưởng. Cụ thể, DXG thông báo sẽ phát hành hơn 77.7 triệu cp thưởng để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 09/09/2021. Tỷ lệ thực hiện quyền là 100:15 (cổ đông sở hữu 100 cp sẽ nhận được 15 cp mới).
Ở chiều bán
Kết quả giao dịch: Cổ đông lớn của CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) – Pyn Elite Fund (Non – Ucits). Tiếp tục thoái vốn khi bán khớp lệnh thành công hơn 3.1 triệu cp của Công ty trong ngày 01/09. Chiếu theo giá bình quân của cổ phiếu JVC trong phiên 01/09. ước tính quỹ ngoại này đã thu về hơn 16 tỷ đồng từ thương vụ. Hiện, PYN Elite Fund (Non – Ucits) chỉ còn sở hữu hơn 6.3 triệu cp, tương ứng 5.63%.
Trước giao dịch ngày 01/09, cổ đông lớn này đã thoái một phần vốn trong ngày 25/08 và 31/08. Trong hai phiên giao dịch, PYN Elite Fund (Non – Ucits) bán ra tổng cộng gần 2.5 triệu cp, toàn bộ đều là giao dịch khớp lệnh, với tổng giá trị ước tính đạt khoảng 12.6 tỷ đồng. PYN Elite Fund (Non – Ucits) liên tiếp bán ra cổ phiếu trong bối cảnh giá cổ phiếu JVC bật tăng trở lại. Vượt mốc 5,000 đồng/cp kể từ nửa cuối tháng 8/2021. Với lần gần nhất quỹ này mua vào cổ phiếu JVC là vào ngày 06/02/2018 tại vùng giá 4,690 đồng/cp. Đợt thoái vốn này được xem là động thái chốt lời của PYN Elite Fund (Non – Ucits). Đối với JVC sau nhiều năm nắm giữ cổ phiếu.
Ngoài ra, nhóm VinaCapital đã giảm nhẹ tỷ lệ sở hữu tại PNJ (HM:PNJ) (CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận) từ 6.02% xuống còn 5.89%, tương đương 13.4 triệu cp sau khi quỹ thành viên Asia Value Investment Limited bán ra 297,400 cp PNJ trong ngày 31/08. Nhóm VinaCapital bán bớt cổ phiếu PNJ trong bối cảnh giá cổ phiếu giảm 19% kể từ đỉnh của phiên 07/07/2021.
Các giải pháp thu hút dòng vốn nước ngoài
Các giải pháp cơ bản nhằm thu hút dòng vốn nước ngoài. Như: tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán. Tạo lập một hệ thống pháp lý chặt chẽ, thống nhất. Từ đó, bảo vệ thị trường hoạt động minh bạch, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Đảm bảo có nhiều sản phẩm đầu tư có chất lượng. Nhằm thu hút nhà đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý tiếp tục cải cách hành chính. Gỡ bỏ các thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia và đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, đẩy mạnh các giải pháp. Nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Cùng đó, chất lượng quản trị doanh nghiệp từng bước được nâng cao, quản trị rủi ro. Chế độ kế toán IFRS (gồm các chuẩn mực, quy tắc chung trong báo cáo của ngành tài chính, kế toán. Được tạo ra và ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán Quốc tế IASB) của các công ty niêm yết. Công ty đại chúng theo thông lệ quốc tế.