Trước sự biến đổi trong thời gian gần đây của một số ngân hàng về việc giảm lãi suất huy động, các chuyên gia tài chính cho rằng hiện tượng này mới chỉ xuất hiện tại các ngân hàng mất cân đối nguồn vốn có nhu cầu cân đối lại, khó có khả năng trở thành xu hướng trên diện rộng. Tuy nhiên, khảo sát đầu tháng 9 cho thấy lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng có xu hướng tiếp tục giảm.
Theo như ghi nhận, một số ngân hàng trong thời gian vừa qua đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất huy động trong bối cảnh tình hình lạm phát 8 tháng năm 2021 có tỉ lệ tăng thấp, dịch bệnh COVID-19, tình trạng giãn cách của các địa phương tiếp tục kéo dài. Song song với việc các ngân hàng đang phải gánh chịu áp lực giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế, nhiều đồn đoán cho rằng, có thể sẽ có một đợt giảm lãi suất huy động trên diện rộng với quy mô lớn hơn.
Mặt bằng lãi suất huy động chạm đáy
Khảo sát biểu lãi suất của các ngân hàng trong tuần đầu tháng 9 cho thấy, lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng tiếp tục có xu hướng điều chỉnh giảm. Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, trước áp lực giảm chi phí đầu vào để giảm lãi suất cho vay, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm.
Cụ thể, lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng (VND) bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước ở mức 0,1 – 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng. Từ 3,3 – 3,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng. Và 4,2 – 5,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng.
Đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng, mức lãi suất bình quân các ngân hàng đang trả cho khách hàng là 5,4 – 6,8%/năm. Và cao nhất tới 6,1 – 6,9% đối với kỳ hạn trên 24 tháng. Tại các ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Mức lãi suất huy động cao nhất đã giảm nhẹ từ 5,6%/năm xuống còn 5,5%/năm đối với các kỳ hạn dài từ 12 – 36 tháng. Với mức lãi suất hiện tại, BIDV và Agribank đang niêm yết biểu lãi suất tương đồng với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), thuộc nhóm lãi suất thấp nhất trong hệ thống.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong giảm mạnh lãi suất gửi tiết kiệm
Riêng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), lãi suất tiết kiệm cao nhất vẫn đang giữ ở mức 5,6%/năm với khoản gửi từ 12 tháng trở lên. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 – 3 tháng ở nhóm ngân hàng này hiện ở mức từ 3,1 – 3,4%/năm. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 – 9 tháng niêm yết ở mức 4%/năm.
Tại các ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất nhiều kỳ hạn; cũng được điều chỉnh giảm trung bình từ 0,2 – 0,4%/năm. Cá biệt, có ngân hàng giảm đến gần 1%/năm so với biểu lãi suất đầu tháng 8/2021. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã giảm mạnh lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 18 tháng xuống còn 6%/năm. Thay vì mức 6,8%/năm trước đó lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng cũng giảm mạnh từ 6,2%/năm xuống còn 5,7%/năm. Đối với khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến, TPBank áp dụng lãi suất cao nhất là 6,15%/năm. Giảm tới 0,75%/năm so với hồi đầu tháng 8.
Nhiều ngân hàng không thể duy trì lãi suất ở mức hấp dẫn như trước
Tuy vậy, vẫn có một số ngân hàng huy động với lãi suất cao nhất trên 7%/năm. Nhưng thường kèm theo điều kiện về số tiền gửi từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đang trả lãi suất cao nhất khoảng 7 – 7,3%/năm; cho tiền gửi tiết kiệm ở kỳ hạn 13 tháng. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) trả lãi suất cao nhất tới 7,1%/năm; cho tiền gửi tiết kiệm thường trả lãi cuối kỳ ở kỳ hạn 12 tháng. Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) với lãi suất 7%/năm; niêm yết tại kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng.
Áp lực giảm chi phí đầu vào để giảm lãi suất cho vay; hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế; khiến nhiều ngân hàng không thể duy trì lãi suất tiết kiệm ở mức hấp dẫn như trước. Tuy nhiên, lãnh đạo một ngân hàng chia sẻ, việc cho vay cũng không hề dễ dàng. Do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi sản xuất, tiêu thụ; dòng tiền gián đoạn không thể quay vòng vốn, khó đáp ứng đủ các yêu cầu; về phương án sản xuất, dòng tiền trả nợ… để vay mới. Do đó, ngân hàng phải cùng đồng hành tư vấn tài chính; hỗ trợ tìm kiếm các đối tác cung ứng nguồn nguyên liệu; tiêu thụ sản phẩm để giúp khách hàng duy trì và phục hồi sản xuất.