Lễ hội đèn lồng lung linh này đã có mặt tại xứ phù tang gần 350 năm tuổi. Tuy nhiên, thời điểm này, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Tất cả các cuộc tụ tập công cộng ở Nhật Bản cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, còn hơn 5 tháng nữa lễ hội đặc biệt này mới diễn ra và chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào những chuyển biến tích cực để lễ hội diễn ra như mong đợi!
Nhật Bản là đất nước của những lễ hội truyền thống (matsuri). Có rất nhiều lễ hội được tổ chức quanh năm. Một trong những lễ hội được nhiều người háo hức chờ đợi chính là lễ hội đèn lồng. Vào mùa thu, ở Việt Nam thường tổ chức phố lồng đèn để du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những chiếc đèn lồng mỗi dịp Tết Trung thu về. Ở Nhật Bản, đèn lồng (chōchin) đã xuất hiện từ xa xưa và không chỉ dùng để thắp sáng, với kiểu dáng và màu sắc đa dạng, đèn lồng rực rỡ còn được dùng trong các lễ hội! Đối với những ai chưa từng trải qua lễ hội đèn lồng, có thể tham khảo bài viết của chúng tôi để xem nó thú vị như thế nào nhé!
Nơi tổ chức
Theo thông lệ vào ngày 4-6/10 hàng năm. Tại Nihonmatsu, Fukushima, Nhật Bản sẽ có hơn 3000 chiếc đèn lồng và hàng vạn cây nến được chính những người tham gia lễ hội thắp sáng. Lễ hội có nguồn gốc hình thành từ năm 1664 và nhanh chóng trở thành một trong những điểm nhấn đặc biệt về mặt văn hóa của Nihonmatsu và tỉnh Fukushima. Sự lung linh của ánh đèn lồng như soi sáng cả một bầu trời. Bên cạnh đó không thể nào thiếu được màn biểu diễn nghệ thuật múa trống truyền thống Taiko càng làm bầu không khí náo nhiệt hơn.
Nghi lễ của lễ hội đèn lồng tại Nhật Bản
Những người được một lần tham gia lễ hội truyền thống này, chắc chắn sẽ có những ký ức vô cùng khó quên. Bạn sẽ cảm nhận được sự linh thiêng của trời đất, nhất là khi nghe tiếng hô to “mạt- soi” có nghĩa là tiến lên phía trước. Cảm giác như đang lạc giữa vườn địa đàng giữa đời thực dưới bầu trời đầy ánh sao chiếu sáng. Những fan của anime hay hoạt hình Nhật Bản chắc sẽ rất quen thuộc đối với hình ảnh này. Khi đến đây, bạn sẽ nhìn tận mắt, sờ tận tay cảm giác chân thật đến diệu kỳ.
Nghi lễ rước đèn được bắt đầu từ buổi sáng tại thành Kasumigajo. Sau đó các xe sẽ di chuyển đến Nihonmatsu. Vào lúc 19h lễ hội sẽ bắt đầu, những ngọn đuốc đầu tiên được bừng sáng khuấy động cả không gian yên tĩnh tại Nihonmatsu. Mỗi chiếc xe sẽ được thắp sáng hơn 1500 cây nến.
Đầu tiên khi đến đây bạn sẽ lắng nghe được tiếng trống taiko rộn rã. Có hơn 3000 chiếc đèn lồng được đặt trên 7 chiếc xe khác nhau. Mỗi đoàn xe là đoàn người rồng rắn đại diện cho một quận khác nhau tại Nihonmatsu. Cuộc diễu hành được diễn ra vô cùng náo nhiệt. Từng đoàn người được diễu hành theo mỗi trang phục khác nhau. Điều đó tạo nên những khung cảnh đa dạng màu sắc chưa từng thấy.
Ý nghĩa chiếc đèn lồng tại Nhật Bản
Đèn lồng ngày nay không quá khó tìm. Tuy nhiên đối với người dân xứ sở phù tang đèn lồng chính là mặt hàng truyền thống được có từ thời Edo. Nó xuất hiện từ năm 1600 đến 1800. Ngày nay đèn lồng được treo ở nhiều nơi và bày bán nhiều đất nước. Thế nhưng vào mỗi tháng 10, tất cả mọi người đều hướng đến Nihonmatsu để chiêm ngưỡng lễ hội đèn lồng nổi tiếng nhất xứ sở phù tang.
Điều đó cho biết, lễ hội đèn lồng không chỉ đơn giản là lễ hội vui chơi thông thường. Mà nó còn là một nét đẹp văn hóa nổi bật của người Nhật hướng đến những giá trị tinh thần truyền thống. Thông qua lễ hội đất nước này lại góp phần quảng bá thêm hình ảnh đất nước. Do đó số lượng người đến Nhật mỗi năm lại một cao hơn nhất là những tháng cuối năm.
3 lễ hội đèn lồng lớn nhất Nhật Bản
Lễ hội lồng đèn Nihonmatsu (Tỉnh Fukushima)
Được tổ chức hàng năm vào thứ Bảy, Chủ Nhật và thứ Hai đầu tiên của tháng 10, điểm hấp dẫn của lễ hội là ánh sáng lung linh của hơn 3.000 chiếc đèn lồng được thắp sáng bằng lửa mừng của đền Nihonmatsu. Hòa vào ánh đèn rực rỡ là tiếng trống taiko lan toả âm hưởng văn hoá truyền thống suốt thời gian diễn ra lễ hội. Hơn 3.000 chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ được giăng trên 7 chiếc xe diễu hành taikodai to lớn với chiều cao 11m. Mỗi xe kéo có âm nhạc và nhịp trống taiko riêng. Đoàn người đi theo sau mỗi chiếc xe kéo cũng sẽ mặc một loại yukata khác với những xe kéo khác. Với quy mô hoành tráng, lễ hội lồng đèn Nihonmatsu sẽ mang đến cho bạn một bầu không khí lễ hội đầy sôi động.
Vào đêm trước ngày diễn ra lễ hội, những chiếc taikodai tập hợp ở thị trấn bên cạnh và được trang trí bằng lửa lấy từ đền Nihonmatsu. Sau 7 giờ tối, một đoàn rước đuốc lớn sẽ đến thắp sáng 1.500 ngọn nến cho mỗi xe. Ánh sáng đỏ rực từ những chiếc đèn lồng cùng ánh nến vàng lung linh tạo nên một chiếc xe ánh sáng ngoạn mục. Đến với lễ hội lồng đèn Nihonmatsu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kỹ năng điều khiển taikodai điêu luyện của những người đàn ông điều khiển xe (wakaren).
Lễ hội lồng đèn Akita Kantō (tỉnh Akita)
Tỉnh Akita là địa phương còn lưu giữ được nhiều căn nhà cổ trong tình trạng hoàn hảo. Mệnh danh là vùng đất lịch sử mang đậm nét truyền thống, bản sắc dân tộc. Tỉnh Akita cũng là nơi bắt nguồn của lễ hội lồng đèn lớn nhất vùng. Với tên gọi Lễ hội lồng đèn Kantō. Lễ hội được tổ chức từ thế kỉ 18, từ ngày 3 đến ngày 6/8 hàng năm. Với mục đích cảm tạ thiên nhiên đã mang lại một vụ mùa bội thu.
Trong lễ hội Kantō, người dân sẽ diễu hành với những cột trúc cao treo rất nhiều đèn lồng (chōchin). Được gọi là cột Kantō. Mỗi cột Kantō cao khoảng 12m. Được gắn 44 chiếc đèn lồng và trên đỉnh cột là 2 ngọn đèn làm bằng giấy gohei. Hơn 1.000 chiếc đèn lồng trang trí họa tiết khác nhau. Được tạo ra bởi những đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân ở mỗi vùng hay công ty khác nhau. Với logo của mỗi đơn vị tham gia. Mỗi chiếc đèn lồng tượng trưng cho một bông lúa. Nên mỗi cột Kantō là một cây lúa nặng trĩu bông, tỏa ánh sáng rực rỡ.
Lễ hội lồng đèn Owari Tsushima Tennō (tỉnh Aichi)
Lễ hội Owari Tsushima Tennō là lễ hội lồng đèn đặc sắc diễn ra bên bờ sông Tennō tại tỉnh Aichi. Lễ hội đã tổ chức hơn nửa thế kỷ và được cho là lễ hội yêu thích của vị lãnh chúa thời Chiến quốc ở vùng này là Oda Nobunaga. Bắt đầu vào thứ Bảy cuối cùng của tháng bảy, khi hoàng hôn dần buông xuống thì lễ hội lồng đèn Owari Tsushima Tennō chính thức mở ra một khung cảnh lung linh huyền ảo. Khung cảnh mùa hè bên bờ sông Tennō sẽ rực rỡ và rộn ràng. Với các màn biểu diễn súng hỏa mai, hòa với tiếng đàn shamisen. Hay những loại hình nghệ thuật truyền thống đẹp mắt khác của xứ sở hoa anh đào.
Điếm nhấn của lễ hội có lẽ là sự xuất hiện của năm chiếc thuyền makiwara. Mỗi chiếc thuyền sẽ được trang trí bởi những con búp bê okimono. Trong trang phục biểu diễn kịch Noh. Hai trong năm chiếc thuyền được buộc bằng dây thừng rơm. Mỗi chiếc thuyền đều được trang trí bởi 365 chiếc lồng đèn giấy lớn. Xếp thành một mái vòm tượng trưng cho mỗi ngày trong năm và tạo thành một ngọn núi. Mũi thuyền cũng được trang trí bởi những chiếc đèn lồng bằng giấy và được thắp bằng nến. Năm chiếc thuyền này còn tượng trưng cho năm ngôi làng trước đây hình thành nên Tsushima.