Phân tích cơ bản về giá cổ phiếu của ngân hàng BIDV ở thời điểm hiện tại

Là một trong những ngân hàng lớn của Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam hay còn gọi tắt là BIDV đã trở thành một đối tác quan trọng của người dân. Bên cạnh đó thì BIDV cũng là một trong những nơi được các nhà đầu tư gửi gắm lâu dài. Trên trường chứng khoán, BIDV đã khẳng định được vị thế luôn ổn định của mình qua từng mốc tăng trưởng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có cái nhìn quan ngại và lo lắng khi quyết định đầu tư mua một cổ phiếu nào đó, vậy liệu cổ phiếu của BIDV có đáng để đầu tư?

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích cơ bản về tình trạng giá cổ phiếu của ngân hàng BIDV trong khoảng thời gian này, để bạn có cái nhìn khách quan hơn khi đưa ra quyết định đầu tư vào BIDV.

Tình hình tài sản của BID đang dần ổn định

Giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã điều chỉnh khá nhiều trong thời gian qua. Cơ hội bắt đáy sẽ mở ra khi giá test lại đáy cũ tháng 01/2021. Trước hết, sau chuỗi tăng giá mạnh vừa qua, CTG lần đầu tiên sau nhiều năm đã chính thức “lật đổ” và vượt qua mức thị giá của BID. Đây cũng chính là thay đổi để thiết lập lại thứ tự quy mô vốn hóa các ngân hàng Việt Nam. Sau khi TCB của Techcombank tạo xáo trộn và chiếm ví trí thứ hai hệ thống vào đầu tháng 5/2021. Trong quý 2/2021, BID ghi nhận nhóm nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) giảm hơn 1,000 tỷ đồng, giảm 5% so với đâu năm. Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) giảm hơn 310 tỷ đồng, giảm 12%.

Nợ nhóm dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng mạnh 40%. Khi mà số khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh gia tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của BID trong quý 2/2021 vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực khi tiếp tục giảm xuống còn 1.63% so với mức 1.76% hồi đầu năm. BID đang tăng cường trích lập dự phòng trong 6 tháng đầu năm nay với chi phí trích lập dự phòng tăng hơn 52% so với cùng kỳ năm 2020. Qua đó giúp tỷ lệ bao phủ nợ xấu của BID tiếp tục được cải thiện, đạt 131.26% trong quý 2/2021. Việc duy trì tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao sẽ BID giúp linh hoạt hơn trong việc giảm trích lập dự phòng. Từ đó có thể tăng thu nhập cho ngân hàng.

Các khoản nợ tiềm ẩn vẫn còn tăng

Các khoản nợ tiềm ẩn vẫn còn tăng
Các khoản nợ tiềm ẩn vẫn còn tăng

Các khoản nợ tiềm ẩn nằm ngoài bảng cân đối cân toán tăng hơn 50,000 tỉ đồng; cao hơn 25% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh và đang gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Thì các khoản nợ này cũng có thể sẽ để lại nhiều rủi ro cho ngân hàng.

BID ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực

Việc gia tăng khoản tiền gửi không kỳ hạn, giảm chi phí vốn huy động; cải thiện NIM (tỷ lệ thu nhập lãi thuần). Cùng với đó là kiểm soát tốt chi phí hoạt động đã giúp BID ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực đặc biệt là thu nhập lãi thuần. Trong quý 2/2021, hoạt động chính thu về gần 12,698 tỷ đồng thu nhập lãi thuần; tăng 83% so với cùng kỳ. Các nguồn thu ngoài lãi có kết quả tích cực. Lãi từ dịch vụ tăng 46% (1,765 tỷ đồng), lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 2% (405 tỷ đồng), lãi từ hoạt động khác tăng 76% (2,161 tỷ đồng). Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động (NOII/TOI) của BID đạt trên 25%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, BID ghi nhận lãi trước tăng hơn 80% so với cùng kỳ; đạt hơn 8,122 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2021-2025, BID sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số nhằm tập trung gia tăng các nguồn thu phi lãi, tăng cường các dịch vụ ngân hàng điện tử, tối đa hóa các nguồn thu và kiểm soát chi phí.

Tỷ lệ đòn bẩy của BID quá cao nhưng hiệu quả sinh lời thấp

Tỷ lệ đòn bẩy của BID quá cao nhưng hiệu quả sinh lời thấp
Tỷ lệ đòn bẩy của BID quá cao nhưng hiệu quả sinh lời thấp

Các ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn mức trung bình ngành không phải lúc nào cũng an toàn. Nhà đầu tư còn phải xét đến nhiều yếu tố khác như uy tín, bề dày kinh nghiệm… Tuy nhiên, những ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy quá cao thì chắc chắn sẽ rủi ro. BID hiện là một trong những ngân hàng đứng đầu thị trường về tỷ lệ đòn bẩy Equity Multiplier. Tính đến quý 2/2021, tỷ lệ đòn bẩy của BID đạt 19.41 lần; đây là mức cao với trung bình ngành là 12.82 lần. Mặt khác, các chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROEA) và tổng tài sản bình quân (ROAA) của BID đều thấp so trung bình ngành cũng như so với các ngân hàng cùng quy mô như VCB hay CTG.

BID thông qua phương án tăng vốn

Sau tăng tốc tín dụng cuối năm 2020 và quyết định chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8%. Tính tại ngày 31/12/2020, hệ số CAR của BID chỉ đạt 8.61%, giảm từ mức 8,77% tại ngày 31/12/2019. Tại ĐHCĐ 2021, BID đã thông qua phương án tăng vốn bao gồm phát hành 207.3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 5.2%, phát hành 281.5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 7%. Thời gian thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến trong quý 3 và quý 4/2021.

BID cũng dự kiến chào bán thêm 8.5% vốn phát hành thêm 341.5 triệu cổ phần mới; bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, tương đương 8.5% vốn điều lệ. Thời gian dự kiến trong giai đoạn 2021-2022; sau khi được chấp thuận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hệ số CAR của BID hiện chỉ đang ở mức an toàn; do đó áp lực tăng vốn điều lệ của ngân hàng này là rất cấp thiết. Khi mà tài sản rủi ro tăng lên trong tương lai sẽ khiến cho chỉ tiêu này sẽ giảm dần; và khi đó sẽ khiến cho việc mở rộng hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng bị hạn chế.

Sự điều chỉnh giá cổ phiếu BID

Sự điều chỉnh giá cổ phiếu BID
Sự điều chỉnh giá cổ phiếu

Giá cổ phiếu BID đã trải qua quá trình điều chỉnh kéo dài suốt từ tháng 06/2021 cho đến nay. Những đỉnh mới và đáy mới thấp hơn (lower lo, lower high) liên tục xuất hiện; cho thấy xu hướng giảm đang hiện diện. Chỉ báo MACD đang hình thành phân kỳ giá lên (bullish divergence) với giá. Nếu tín hiệu mua xuất hiện trong thời gian tới thì triển vọng sẽ rất tích cực. Đáy cũ tháng 10/2020 và đáy cũ tháng 01/2021 (tương đương vùng 36,500-38,000) sẽ là hỗ trợ mạnh trong thời gian tới. Việc mua vào tại đây được ủng hộ.