Sự chuyển biến tích cực của cổ phiếu MWG sau khi vượt qua khó khăn

MWG hay còn gọi là công ty cổ phần Thế Giới Di Động, công ty này được thành lập vào năm 2004. Mặc dù ra đời khá muọn nhưng Thế Giới Di Động đã trở trong những công ty bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam. MWG chuyên kinh doanh về các mặt hàng điện tử, thiết bị số, thiết bị tiêu dùng, thực phẩm,… Các cửa hàng thuộc công ty cổ phần Thế Giới Di Động có mặt ở khắp tỉnh thành cả nước mà chúng ta thường bắt gặp đó là Điện Máy Xanh, Thế Giới Di Động, Bách Hóa Xanh,… Những cửa hàng này đều có chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ cực kỳ tốt.

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ và cực kỳ tiềm năng đó mà cổ phiếu MWG của công ty cổ phần Thế Giới Di Động rất có giá trị trên sàn chứng khoán. Sau đây là bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình cổ phiếu MWG trong khoảng thời gian gần đây.

Phân tích giá trị cổ phiếu MWG

Phân tích giá trị cổ phiếu MWG
Phân tích giá trị cổ phiếu MWG

Gần đây, cổ phiếu MWG của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động bứt phá mạnh. Chỉ trong vòng 1 tháng, thị giá MWG đã tăng hơn 20%. Tính từ đầu năm 2021, mức tăng hơn 40%. Còn tính trong vòng 1 năm trở lại đây thì thị giá MWG đã tăng gấp đôi và vẫn đang tiếp tục bứt phá trong phiên sáng 7/8 với mức tăng lên tới 5,2% bất chấp thị trường chung đỏ lửa. Ở phiên trước đó (ngày 7/7), cổ phiếu này đã tăng kịch trần. BSC duy trì khuyến nghị MUA cổ phiếu MWG và đưa ra giá mục tiêu năm 2022 dự phóng ở mức 140,400VND; dựa trên hai phương pháp P/E (50%) và DCF (50%).

Dự báo kết quả kinh doanh: 2020: DTT và LNST ước đạt lần lượt 118,108 tỷ đồng (+8.8% YoY) và 4,202 tỷ đồng (+7% YoY). EPS FW 2020 = 5,894 đồng, PE FW 2021 = 20.2 lần. 2021: DTT và LNST ước đạt lần lượt 143,121 tỷ đồng (+21.2% YoY) và 6,321 tỷ đồng (+50% YoY). EPS FW 2020 = 10,626 đồng, PE FW 2021 = 13.4 lần. Quan điểm đầu tư: Mô hình Điện Máy Xanh (DMX) Supermini sẽ là chìa khóa giải quyết bài toán tăng trưởng thị phần và động lực thúc đẩy tăng trưởng chính năm 2022 hậu dịch Covid-19. Bách Hóa Xanh tiếp tục tiến dần về mức hòa vốn; và dự kiến đạt điểm hòa vốn trong nửa cuối năm 2022. Cổ phiếu MWG sẽ tái định giá giao dịch ở mức PE cao hơn khi BHX dần tiệm cận về mức hòa vốn.

Những rủi ro mà cổ phiếu MWG phải đối mặt

Những rủi ro mà cổ phiếu MWG phải đối mặt
Những rủi ro mà cổ phiếu MWG phải đối mặt

Rủi ro về khả năng hồi phục sức mua sau dịch Covid-19. Tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm đối với các cửa hàng khu vực tỉnh; và khả năng tối ưu hóa chi phí ở mức thấp cho chuỗi BHX trong năm 2021. Tốc độ mở cửa hàng DMX Supermini chậm, dư địa giảm chi phí như năm 2020 không còn (chủ yếu chi phí mặt bằng được hỗ trợ giảm trong giai đoạn dịch).

Trước đợt dịch này, ban lãnh đạo MWG kỳ vọng chuỗi Bách hóa Xanh sẽ có lãi EBITDA; ở cấp độ công ty vào cuối năm nay và thực sự có lãi vào năm 2022. Diễn biến mới tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam gần đây đang đẩy nhanh hơn nữa tiến trình đi tới hòa vốn; và có lãi của chuỗi cửa hàng thực phẩm này. Cập nhật doanh nghiệp: 1H2021 – Ghi nhận KQKD tích cực trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tác động. Doanh thu và lợi nhuận MWG lần lượt đạt 63,139 tỷ đồng (+12% YoY) và 2,208 tỷ đồng (+26% YoY). Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lên KQKD Q3/2021 tuy nhiên điểm sáng từ BHX. Triển vọng lạc quan hơn trong Q4/2021 và năm 2022.