Tăng cường kiểm tra thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là một kênh dùng để huy động vốn quan trọng của các công ty và nền kinh tế vì chúng giúp thị trường vốn lưu động thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Theo Bộ Tài chính Ngân hàng (Bộ Tài chính) mới đây cho biết thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh chóng. Khối lượng phát hành trái phiếu riêng lẻ tăng 17% trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2020.

Trong thời gian qua, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã phát triển nhanh chóng và trở thành kênh huy động vốn lớn, quan trọng trên thị trường. Bên cạnh những tác động tích cực đối với các công ty, doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng dẫn đến sự không chắc chắn và an ninh trong hệ thống tài chính quốc gia.

Hoàn thiện các quy định về quản lý, giám sát thị trường TPDN

Nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường TPDN, ngày 1/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký công văn số 10059/BTC-VP gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Vụ Tài chính ngân hàng và Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam yêu cầu triển khai một số giải pháp.

Hoàn thiện các quy định về quản lý, giám sát thị trường TPDN
Hoàn thiện các quy định về quản lý, giám sát thị trường TPDN

Thứ nhất, Vụ Tài chính ngân hàng chủ trì, phối hợp với UBCKNN và các đơn vị. Cùng triển khai các quy định mới về phát hành TPDN tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ. Nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý, giám sát thị trường TPDN. Trong đó tập trung xây dựng các biện pháp thanh tra, giám sát. Thắt chặt việc phát hành TPDN riêng lẻ không có tài sản bảo đảm hoặc chất lượng tài sản bảo đảm. Phát hành TPDN uy tín của DN phát hành thấ. Nhằm hướng tới thị trường minh bạch, an toàn và hạn chế rủi ro.

Tăng cường kiểm tra thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thứ hai, UBCKNN chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính ngân hàng và các cơ quan liên quan tăng cường, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình phát hành và cung cấp dịch vụ về TPDN riêng lẻ. Đặc biệt là việc phát hành của các DN nhỏ lẻ, mới thành lập. DN hoạt động trong các lĩnh vực có tính rủi ro cao; có kết quả kinh doanh không rõ ràng, thực chất. Tập trung rà soát, kiểm tra phát hiện các DN có dấu hiệu vi phạm; lách quy định của pháp luật trong việc phát hành TPDN. Trường hợp phát hiện các hành vi lừa đảo, có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư thì khẩn trương chuyển cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo các chuyên gia nhận định, thời gian vừa qua; việc phát hành TPDN chủ yếu thông qua hình thức phát hành riêng lẻ. Tỉ lệ phát hành ra công chúng rất nhỏ. Nhà đầu tư cá nhân được xem là đối tượng yếu thế trên thị trường TPDN. Là đối tượng phải đối mặt với không ít rủi ro do thiếu thông tin. Trong khi đó, để việc phát hành thuận lợi, nhiều DN sử dụng “chiêu’ lãi suất cao. Trung bình ở mức gấp 1,5 lần. Thậm chí gấp 2 lần lãi suất huy động của ngân hàng.

Tăng cường kiểm tra thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tăng cường kiểm tra thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Nhiều rủi ro khi mua trái phiếu lãi suất cao của doanh nghiệp bất động sản

Một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản; phát hành trái phiếu với lãi suất cao. Chất lượng tài sản đảm bảo của trái phiếu hạn chế/. Chủ yếu là các dự án đầu tư, tài sản hình thành trong tương lai. Cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản có sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ. Theo Vụ Tài chính ngân hàng, quy định hiện hành tại Luật chứng khoán và nghị định số 153/2020; doanh nghiệp huy động vốn trái phiếu riêng lẻ theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm.

Cơ quan quản lý nhà nước không cấp phép phát hành. Tuy nhiên, trong số doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn có doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhưng huy động vốn với khối lượng lớn, lãi suất cao. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo; doanh nghiệp có chất lượng tài sản đảm bảo kém. Đối với những trường hợp doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, khi huy động vốn trái phiếu với khối lượng lớn, lãi suất cao, chính các doanh nghiệp phát hành sẽ gặp rủi ro nếu hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn và sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.