Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, thu ngân sách vẫn tăng hơn 14% trong 8 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp, nhất là tại một số địa phương kinh tế trọng điểm, nơi tập trung các khu công nghiệp lớn, nếu không sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh sẽ khó kiểm soát ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế và thu ngân sách nhà nước những tháng tiếp theo.
Vì vậy, tình hình thu ngân sách từ nay đến cuối năm rất khó khăn, ảnh hưởng đến chi ngân sách, do đó, ngành Tài chính cần chủ động sử dụng linh hoạt các chính sách tài khóa. Đồng thời các đại biểu quốc hội cũng đề xuất cắt giảm các khoản chi không cần thiết như: chi hội nghị, tiếp khách, đi công tác và các khoản chi thường xuyên khác … Chi tiết các bạn theo dõi thông tin mới nhất được chúng tôi cập nhật trong bài viết dưới đây nhé!
Thu ngân sách vẫn tăng hơn 14%
Thu ngân sách vẫn tăng hơn 14% trong 8 tháng đầu năm. Tuy nhiên, Bộ Tài chính lo ngại tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp. Dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến số thu ngân sách trong các tháng tới. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm ước đạt trên 1 triệu tỷ đồng. Bằng 74,8% dự toán, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2020. Ngân sách trung ương ước đạt 71,4% dự toán. Ngân sách địa phương ước đạt 78,9% dự toán. Trong đó, thu nội địa 8 tháng ước đạt 820,4 nghìn tỷ đồng; bằng 72,4% dự toán, tăng 12% so cùng kỳ năm 2020. Cùng kỳ năm 2020 đạt 57,9% dự toán, giảm 9,9%.
Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh, Bộ Tài chính cho rằng, kết quả thu 8 tháng như trên là tích cực, nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, duy trì được mức tăng trưởng khả quan (như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản,…) tạo thêm nguồn thu cho NSNN.
54/63 địa phương có thu nội địa đạt trên 67% dự toán
Bộ Tài chính ước tính 54/63 địa phương có thu nội địa đạt trên 67% dự toán. Trong đó có 47 địa phương thu đạt trên 70% dự toán. 51 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ. Một số địa phương có mức tăng trưởng thu trên 15%. 8 địa phương có tiến độ thu dự toán đạt thấp là Bắc Kạn (65,2%), Đồng Tháp (65,1%), Kiên Giang (63,3%), Sơn La (63,3%), Cần Thơ (62,4%), Đà Nẵng (61,2%), Tiền Giang (58,6%) và Hoà Bình (57,8%).
Tuy nhiên, Bộ Tài chính lo ngại tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến rất phức tạp; dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến số thu ngân sách trong các tháng tới. Trong tháng 8, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Từ đó ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế xã hội và thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN).
Thu NSNN tháng 8 ước đạt 78,6 nghìn tỷ đồng
Thu NSNN tháng 8 ước đạt 78,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó: Thu nội địa ước đạt 63,2 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, do ảnh hưởng của đợt dịch tái bùng phát từ tháng 4; diễn biến thu nội địa giảm dần từ tháng 4 đến nay. Tháng 4 thu được 115,6 nghìn tỷ đồng. Tháng 5 thu được 85 nghìn tỷ đồng. Tháng 6 thu được 80,5 nghìn tỷ đồng. Tháng 7 thu được 114,4 nghìn tỷ đồng, nếu không kể 37 nghìn tỷ đồng tăng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai và nộp theo quý, thì chỉ thu được 77,4 nghìn tỷ đồng (6,8% dự toán). Tháng 8 thu được 63,2 nghìn tỷ đồng; giảm 14,2 nghìn tỷ đồng so với tháng 7 (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp nộp theo quý).
Thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu trong tháng 8 đều giảm so với tháng trước đó. Thu từ dầu thô tháng 8 ước đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, giảm 224 tỷ đồng so tháng 7. Thu từ xuất nhập khẩu ước đạt 24 nghìn tỷ đồng; giảm 11 nghìn tỷ đồng so tháng 7, giảm 9 nghìn tỷ đồng so bình quân 7 tháng đầu năm. Theo Bộ Tài chính, lũy kế chi ngân sách 8 tháng ước đạt 918,1 nghìn tỷ đồng, bằng 54,4% dự toán. Trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 187,3 nghìn tỷ đồng, bằng 39,2% dự toán Quốc hội quyết định. Tính đến hết tháng 8, NSNN đã chi 18,8 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch (17,2 nghìn tỷ đồng); hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (1,6 nghìn tỷ đồng).