Cổ phiếu của BSC biến động mạnh do triển vọng KQKD quý 3 kém khả quan

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vừa đưa ra dự đoán kết quả kinh doanh quý III tại buổi hội thảo trực tuyến Triển vọng vĩ mô thị trường tháng 9. Hội thảo được tổ chức vào ngày 10/09 vừa qua, BSC nhận định rằng KQKD kém tích cực, có thể sẽ ảnh hưởng đến nhịp phục hồi của thị trường. Điều này kéo theo sự phân hóa và biến động mạnh của cổ phiếu giai đoạn tiếp theo.

Những yếu tố tích cực ảnh hưởng đến thị trường trong quý III đó là đẩy mạnh quá trình giải ngân đầu tư công. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ để hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Đồng thời sẽ hỗ trợ mức tăng trưởng của các doanh nghiệp và những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và hỗ trợ an sinh xã hội. Dịch bệnh có thể sẽ được kiểm soát tốt hơn vào giữa tháng 9. Lúc này khối ngoại có thể sẽ quay trở lại mua ròng. Với tâm lý thị trường lạc quan cùng những kỳ vọng về việc phục hồi sau dịch bệnh sẽ là yếu tố tốt nhất để hỗ trợ thị trường tăng điểm.

Cơ cấu danh mục tăng thanh khoản thị trường

BSC đưa ra kịch bản đầu tiên mang tính tích cực hơn. Nhất là VN-Index duy trì đà tăng và hướng về ngưỡng 1.400 điểm. Thêm vào đó, các ETFs VNM, FTSE công bố điều chỉnh và thực hiện cơ cấu danh mục sẽ tăng thanh khoản cho thị trường. Việc triển khai lô giao dịch 10 và chuyển các doanh nghiệp trở lại sàn HOSE. Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho việc tăng thanh khoản của thị trường.

Ngược lại, các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường là dịch bệnh tiếp tục diễn biến khó lường trên thế giới. Và Việt Nam chưa kết thúc đợt bùng phát thứ tư. Điều đó sẽ ảnh hưởng triển vọng kinh tế vĩ mô và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tăng rủi ro về dòng tiền tương lai và định giá cổ phiếu. Tăng trưởng kinh tế và kết quả kinh doanh quý III tiêu cực từ hoạt động giãn cách. Ngoài ra, FED cân nhắc thu hẹp chương trình mua trái phiếu sẽ tác động đến thị trường chứng khoán Mỹ và toàn cầu. Giá cả hàng hóa giá dầu biến động mạnh khiến cho khó dự báo để ổn định lạm phát.

FEC
FED cân nhắc thu hẹp chương trình mua trái phiếu tác động đến thị trường chứng khoán Mỹ

Thu hẹp chính sách nới lỏng tiền tệ

Trong báo cáo mới được công bố, CTCK Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) đã đưa ra những nhận định đáng chú ý về kinh tế cũng như TTCK trong tháng 9. Theo BSC, biến chủng Delta hiện tại đang lan rộng ở Châu Á. Trong khi EU và Hoa Kỳ lại đang chứng kiến sự hồi phục kinh tế khá rõ rệt. Điều này cũng dẫn đến việc FED có thể thu hẹp chính sách nới lỏng tiền tệ vào cuối năm này. Trung Quốc duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ. Mục đích nhằm kích cầu kinh tế.

Tại Việt Nam, các biện pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh tiếp tục tác động tới các hoạt động sản xuất kinh doanh; cũng như tình hình lao động. Tuy vậy, lượng ngừng kinh doanh trong dài hạn, lượng giải thể đã giảm. Cho thấy thích nghi dần dịch bệnh kéo dài. BSC điều chỉnh giảm triển vọng GDP xuống 5,29%. Và xuống mức 4,06% tại kịch bản tiêu cực nếu dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến.

Triển vọng phục hồi trong giai đoạn tới

Cũng xuất phát từ ảnh hưởng của dịch bệnh, các thành viên của chuỗi cung ứng tiếp tục không hoạt động hết công suất. Điều này khiến PMI đạt mức thấp 40.2 điểm trong tháng 8. Tuy nhiên, với việc dịch bệnh phần nào được kiểm soát và bỏ dần các biện pháp giãn cách sẽ mang tới triển vọng phục hồi trong giai đoạn tới. Ngoài ra, vấn đề giải ngân vốn ngân sách sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giữ giữ vững triển vọng năm 2021. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, giải ngân ước đạt 513.000 tỷ VND.

BSC
BSC tăng dự báo ước tính CPI cuối quý 3 lên mức 2,9% – 3,1%

Tháng 8, Việt Nam nhập siêu 1,3 tỷ USD. BSC cho rằng tình trạng này tiếp diễn bởi nhóm máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng tiếp tục đà tăng. Và quá trình xuất khẩu tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của dịch bệnh. BSC đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng xuất khẩu giảm xuống mức 19,4%. Trong khi nhập khẩu duy trì ở mức 30,2% so với cùng kỳ vào năm 2021. Về lạm phát, BSC tăng dự báo ước tính CPI cuối quý 3 lên mức 2,9% – 3,1%. Chủ yếu do giá lương, thực phẩm và giá dầu đều duy trì đà tăng mạnh. Riêng trong tháng 8, CPI cơ bản tăng vừa phải 0,98%. Tiếp tục tạo điều kiện cho việc giữ vững lãi suất tại mức hiện hành.

VN-Index hướng đến 1.400 điểm trong tháng 9

Về biến động TTCK tháng 9/2021, BSC đưa ra kịch bản đầu tiên mang tính tích cực hơn với việc VN-Index. Duy trì đà tăng và hướng về ngưỡng 1.400 điểm. BSC cũng lưu ý triển vọng KQKD quý 3 kém tích cực sẽ sớm kéo theo sự phân hóa. Và biến động mạnh ở vùng giá cao. Tại kịch bản kém tích cực hơn, BSC dự báo VN-Index sẽ kiểm tra lại 1.300 điểm sau nhịp hồi phục. Nguyên nhân kìm hãm đà hồi phục đến từ diễn biến dịch bệnh phức tạp so với kỳ vọng. Khối ngoại duy trì trạng thái rút vốn dòng. Cùng triển vọng KQKD quý 3 kém khả quan. Theo đó, VN- Index vận động tích lũy trong vùng 1.280 – 1.350 điểm.

đầu tư
BSC khuyến nghị cân nhắc tăng tỷ trọng cổ phiếu thuộc nhóm tiện ích và bán lẻ

Tiềm năng tăng trưởng cho cổ phiếu liên quan

Về chiến lược đầu tư, BSC khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc tăng tỷ trọng các cổ phiếu thuộc nhóm tiện ích và bán lẻ. Vì được hưởng lợi ngắn hạn từ các biện pháp giãn cách xã hội. Hoặc nhóm cổ phiếu xuất khẩu như hóa chất, đá, gỗ, may mặc, thủy sản,…. Bởi nhờ vào nhu cầu thế giới hồi phục. Hay nhóm cổ phiếu có tiềm năng tiếp tục hồi phục như Công nghệ thông tin – Bưu chính viễn thông.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể nắm giữ chờ chốt vị thế tại các nhóm logistic. Bao gồm: cảng biển, vận tải, kho bãi,…. Khi đã hưởng lợi từ chuỗi cung ứng thế giới bị gián đoạn và thiếu hụt. Ngoài ra, hoạt động đẩy mạnh đầu tư công thế giới sẽ tạo tiềm năng tăng trưởng cho cổ phiếu liên quan. Ví dụ như dầu khí, thép…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *