Giáo dục ĐH cần ‘tất tay’ chuyển đổi số trong thời gian sớm nhất

Nhằm tích cực nhận diện những thách thức và cơ hội đối với giáo dục đại học trong thời đại số và góp phần đưa ra những đề xuất về chính sách phát triển giáo dục đại học (ĐH) tại Việt Nam. Viện Quốc tế Pháp ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức Hội thảo quốc tế chuyển đổi số và Giáo dục ĐH: khi thách thức là cơ hội. Giáo dục đại học cần phải “tất tay” đối với chuyển đổi số để thực hiện tốt nhất mục tiêu đề ra.

Theo GS. Lê Anh Vinh, trong hai năm qua, công tác chuyển đổi số đã vượt xa những gì đã làm trong 10 năm thực hiện trước đó. Điểm mấu chốt đây là sự lựa chọn được ưu tiên trong bối cảnh dịch bệnh. Để không bị đứt gãy mọi hoạt động của giáo dục đối với tiếp thu kiến thức của học sinh sinh viên. Để điều này không còn là sức ép từ bên ngoài mà còn là động lực bên trong tự thân mỗi cơ sở giáo dục ĐH.

Xu hướng hệ thống giáo dục tăng cao trong 20 năm qua

Thông tin từ báo cáo phân tích ngành giáo dục của Viện Khoa học Giáo dục thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2020 cho thấy xu hướng hệ thống giáo dục tăng đáng kể trong vòng 20 năm qua nhưng quy mô học sinh trong 10 năm qua gần như không thay đổi.

Xu hướng thời đại mới về giáo dục
Xu hướng thời đại mới về giáo dục

Đây là vấn đề tắc nghẽn liên quan đến nguồn nhân lực của Việt Nam. Số sinh viên/vạn dân gần như không đạt được mục tiêu. Do đó, mở rộng quy mô khó giải quyết. Nhìn vào các nước trong khu vực, tỷ lệ nhập học ĐH của VN tương đối thấp, chỉ dưới 30%, trong khi các nước 40 – 50%.

Chỉ số công bằng không được đảm bảo

Bên cạnh đó, ngày càng nhiều sinh viên VN đi du học. Năm 2018, Việt Nam có hơn 100.000 sinh viên đi du học, chiếm tỷ lệ 3,6%. Các trường ĐH của Việt Nam bắt đầu có mặt trong bảng xếp hạng.Công bố bài báo quốc tế cũng tăng mạnh. Tuy nhiên kết quả này vẫn khá khiêm tốn đối với các nước trong khu vực. Vẫn còn khoảng cách khá lớn.

Thu nhập của người học tăng lên theo mức độ học vấn, giáo dục ĐH và sau THPT vẫn có giá trị nhất định và có mối liên hệ theo sự phân bổ sinh viên theo ngành nghề. Câu chuyện đào tạo đúng ngành nghề vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong khi đó, GS. Lê Anh Vinh cũng chỉ ra rằng bất cập nữa đối với giáo dục ĐH Việt Nam là ngân sách chi giáo dục ĐH tương đối thấp, chỉ đạt 0,33% – 0,34% GDP. Thấp nhất trong các nước OECD và khu vực. Đây là con số theo tỷ lệ %, tính tuyệt đối còn thấp hơn nhiều so với các nước.

Bốn động lực chuyển đổi số giáo dục

Chính vì những bất cập trên nên GS. Lê Anh Vinh cho rằng cần thực hiện chuyển đổi số giáo dục qua bốn động lực là: nâng cao năng lực cạnh tranh, tối ưu hóa tài nguyên, nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh và tạo ra văn hóa quyết định dựa trên số liệu (Data-Driven Decision Making).

tạo ra văn hóa quyết định dựa trên số liệu
Tạo ra văn hóa quyết định dựa trên số liệu

Trong đó, mức thấp nhất là số hóa tài liệu. Mức độ thứ hai là tự động hóa quy trình để chuyển đổi các hoạt động cơ sở giáo dục. Mức thứ ba là cần sự kết nối đồng bộ hơn. Ba việc phải tập trung:

  • Thứ nhất: là dạy và học đối với người học, cần có đủ đường truyền hệ thống tốt. Các trường ĐH đang làm và thúc đẩy rất nhiều. Nhưng đã làm đồng bộ hay chưa? Có bao nhiêu trường có hệ thống đủ tốt đáp ứng yêu cầu của người dùng. Số hóa tài liệu được bao nhiêu?
  • Thứ hai là vận hành và quản lý đã được số hóa chưa.
  • Thứ ba là đưa ra những quyết định dựa trên dữ liệu.

Theo GS. Lê Anh Vinh trở ngại lớn nhất khi thực hiện chuyển đổi số là con người. Tiên quyết để chuyển đổi số thành công là sẵn sàng đón nhận thay đổi.

Làm gì để đảm bảo chất lượng giáo dục?

Trong khi đó, PGS.TS Ngô Minh Thủy, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục khẳng định. Để đảm bảo chất lượng giáo dục trong quá trình chuyển đổi số. Cần thực hiện điều này theo một lộ trình đồng bộ. Đặc biệt về công tác quản trị, quản lý dữ liệu liên quan đến ngành giáo dục (học liệu, dữ liệu giáo viên, dữ liệu người học,…).

chính sách quản lý và hỗ trợ các hoạt động giáo dục trực tuyến
Chính sách quản lý và hỗ trợ các hoạt động giáo dục trực tuyến

Ngoài ra, bà cũng cho rằng, cần xây dựng hệ thống chính sách rõ ràng ngay từ đầu về điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy và học trực tuyến như: Chính sách đảm bảo về thiết bị học cho học sinh học online; chính sách quản lý và hỗ trợ các hoạt động giáo dục trực tuyến; chính sách về số hóa học liệu, quản lý và bảo vệ học liệu online;… Đặc biệt, về vấn đề dạy và học cần có quy định, hướng dẫn rõ ràng về việc học trực tuyến. Sao cho đảm bảo duy trì được sự tương tác giữa người dạy và người học. Giáo viên cũng cần được tập huấn về kỹ năng, phương pháp dạy học online. Không chỉ về mặt chuyên môn, mà còn là kỹ năng quản lý lớp học.