Indonesia và Trung Quốc triển khai giao dịch thương mại bằng đồng nội tệ

Ngày 6/9 vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) và Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai thực hiện các giao dịch thương mại bằng đồng nội tệ, còn gọi theo cách khác là hợp tác thanh toán tiền tệ địa phương (LCS). Theo đó, cả 2 nước đã đồng ý sử dụng đồng nội tệ của nhau trong các giao dịch thương mại cũng như đầu tư trực tiếp.

Để việc vận hành hợp tác thanh toán tiền tệ địa phương rupiah và NDT, cả hai nước đã chỉ định một vài ngân hàng tương ứng ở các quốc gia hoạt động giống như các đại lý tiền tệ chéo. Việc triển khai các giao dịch thương mại bằng đồng nội tệ sẽ mang đến nhiều lợi ích trực tiếp khác nhau như: Phí chuyển đổi ngoại tệ thấp, các hướng đầu tư trực tiếp bằng đồng nội tệ và thay thế khả năng cung ứng tài chính.

Giao dịch thương mại bằng đồng nội tệ ở Indonesia và Trung Quốc

Sự kiện này kỳ vọng sẽ giúp cả 2 quốc gia giảm sự phụ thuộc, tránh các rủi ro từ đồng USD – vốn là đồng tiền chính trong thực hiện các giao dịch quốc tế của hai nước. Việc sử dụng đồng Rupiah và đồng Nhân dân tệ trong các giao dịch thương mại giữa hai nước được thực hiện sau khi Ngân hàng Trung ương Indonesia và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ký kết Bản Ghi nhớ hợp tác thanh toán tiền tệ địa phương vào tháng 9/2020.

Giao dịch thương mại bằng đồng nội tệ ở Indonesia và Trung Quốc
Giao dịch thương mại bằng đồng nội tệ ở Indonesia và Trung Quốc

Theo đó, cho phép sử dụng báo giá tỷ giá hối đoái trực tiếp; nới lỏng các quy định trong giao dịch liên ngân hàng đối với đồng nội tệ Indonesia và Trung Quốc. Giới chuyên gia kinh tế đánh giá đây là dấu mốc quan trọng; trong việc tăng cường hợp tác tài chính song phương giữa nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới; là Trung Quốc và nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia.

Indonesia cũng đã hợp tác thanh toán tiền tệ với nhiều quốc gia

Trước Trung Quốc, BI cũng có khuôn khổ hợp tác thanh toán tiền tệ địa phương (LCS); với một số quốc gia đối tác khác là Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan. Thỏa thuận LCS thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán thương mại giữa Indonesia và Trung Quốc được Jakarta đánh giá là dấu mốc quan trọng trong việc tăng cường hợp tác tài chính song phương giữa nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới là Trung Quốc và nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia. Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia; với thương mại song phương ước đạt 79 tỷ USD trong năm nay. Chỉ trong quý I/2021, thương mại song phương 2 nước đạt 25 tỷ USD.

Indonesia cũng đã hợp tác thanh toán tiền tệ với nhiều quốc gia
Indonesia cũng đã hợp tác thanh toán tiền tệ với nhiều quốc gia

Giới chuyên gia cho rằng, LCS sẽ giúp cho cả Indonesia và Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào USD; vốn là đồng tiền chính trong các giao dịch quốc tế của hai nước này. Trong khi đó, Indonesia hy vọng hợp tác thanh toán tiền tệ địa phương (LCS); sẽ giúp đất nước giảm rủi ro trước sự biến động của đồng USD. Vốn chiếm khoảng 90% các giao dịch nước ngoài của Indonesia. Việc sử dụng nội tệ để giao dịch thương mại với Trung Quốc; có thể giúp Indonesia duy trì sự ổn định tài chính; trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu đang biến động do đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *