Nguyên nhân khiến đồng USD bị sụt giảm trên thị trường trong thời gian qua

Tầm quan trọng của đồng USD là không thể phủ nhận được, bởi đây là một trong những đồng tiền dự trữ lớn nhất thế giới, sử dụng nhiều nhất trên các giao dịch thị trường tiền tệ toàn cầu. Chính vì vậy, những biến động về đồng USD được rất nhiều người quan tâm. Hồi đầu tháng 9, đồng USD bị sụt giảm khiến rất nhiều người lo lắng. Vậy nguyên nhân nào khiến đồng USD bị sụt giảm trên thị trường trong thời gian qua?

Trong nhiều tuần trở lại đây, theo phân tích của SSI Research, đồng đô la Mỹ xảy ra tình trạng sụt giảm đáng kể, trong khi đó, các ngoại tệ khác lại tăng mạnh. Điều này khiến cho không ít nhà đầu tư lo lắng. Theo đó, nguyên nhân ban đầu được xác định là do số liệu việc làm bị đột ngột giảm mạnh nên kéo theo đồng USD bị sụt giảm.

Đồng USD bị sụt giảm do số liệu việc làm giảm mạnh

Cụ thể, báo cáo việc làm phi nông nghiệp của Bộ Lao động Mỹ; được công bố vào thứ 6 (3/9) đã gây biến động mạnh trên thị trường tài chính. Trong đó, số liệu việc làm giảm đột ngột trong tháng 8; xuống chỉ còn 235 nghìn việc làm được tạo ra. So với kỳ vọng là 738 nghìn; và là tháng tạo ra ít việc làm nhất trong vòng 7 tháng qua.

Đồng USD bị sụt giảm do số liệu việc làm giảm mạnh
Đồng USD bị sụt giảm do số liệu việc làm giảm mạnh

Trước đó, chỉ số sản xuất công nghiệp PMI được công bố; cũng cho thấy sự sụt giảm của ngành sản xuất toàn cầu. Đặc biệt là khu vực Đông Á dưới ảnh hưởng của biến thể Delta. Sự chững lại của thị trường việc làm và nền kinh tế có thể ảnh hưởng tới thời điểm Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố quá trình thu hẹp quy mô tài sản, vốn đang được thị trường đặt cược vào cuối tháng 9 tới đây.

Biến thể Delta gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế

Trước đó, một số ngân hàng trung trương lớn khác như New Zealand hay NaUy cũng đã hoãn việc tăng lãi suất điều hành do biến thể Delta lan rộng, làm trì hoãn đà hồi phục của nền kinh tế. Điều này đẩy giá vàng thế giới và lợi tức trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng mạnh. Ngược lại, đồng USD sụt giảm mạnh trong giỏ thanh toán quốc tế.

Báo cáo việc làm tại Mỹ và dịch bệnh với biến thể Delta lây lan mạnh, giúp giá vàng trên thị trường quốc tế kết thúc tuần trước đã tăng 0,53%, trong khi đó chỉ số Dollar-Index (DXY) lại giảm mạnh 0,71% so với tuần trước đó. Hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong giỏ thanh toán quốc tế đều tăng mạnh giá so với USD như: EUR 0,72%, GBP 0,78%, CAD 0,76%,…Đối với các đồng tiền trong khu vực, trong tuần qua đồng Won Hàn Quốc (KRW) có mức tăng tương đối mạnh 1,03%, sau động thái tăng lãi suất điều hành từ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc.

Tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng cũng tiếp tục giảm

Tại Việt Nam, tỷ giá đồng USD/VND niêm yết ở các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm nhẹ 10 đồng/USD ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, giao dịch ở mức 22.640/22.880. Tỷ giá trung tâm trong tuần trước đến đầu tuần này đã giảm liên tục 4 phiên liền, mất 36 đồng/USD. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng giảm mạnh 90 đồng/USD ở chiều mua vào và tăng 10 đồng ở chiều bán ra, kết tuần trước ở 22.950 – 23.150 đồng/USD (mua – bán). Phiên đầu tuần này, tỷ giá USD tiếp tục giảm mạnh 15 đồng/USD chiều mua và giảm 65 đồng/USD chiều bán so với phiên trước, giao dịch (mua – bán) ở quanh mức 22.935 – 23.085 đồng/USD.

Tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng cũng tiếp tục giảm
Tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng cũng tiếp tục giảm

Theo phân tích của SSI Research, trong thời gian qua, nguồn cung ngoại tệ được hỗ trợ bởi dòng tiền từ một số dự án lớn như LG Display đầu tư thêm 1,4 tỷ USD vào nhà máy sản xuất tại Hải Phòng, hay hoạt động bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài của FE Credit hay SHB Finance và giúp tỷ giá duy trì ở mức thấp. Diễn biến của đồng Việt Nam trong thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng mở cửa trở lại nền kinh tế để có thể nhận thêm dòng vốn ngoại mới vào thị trường.

Tìm hiểu về đồng đô la Mỹ

Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim, USD, còn được gọi ngắn là “đô la” hay “đô”; là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng để dự trữ ngoài Hoa Kỳ. Hiện nay, việc phát hành tiền được quản lý bởi các hệ thống ngân hàng; của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve). Ký hiệu phổ biến nhất cho đơn vị này là dấu $. Mã ISO 4217 cho đô la Mỹ là USD. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dùng US$. Trong năm 1995, trên 380 tỷ đô la đã được lưu hành, trong đó hai phần ba ở ngoài nước. Đến tháng 4 năm 2004, gần 700 tỷ đô la tiền giấy đã được lưu hành. Trong đó hai phần ba vẫn còn ở nước ngoài lưu trữ 2004 – 12 – 25 tại Wayback Machine.

Nước Mỹ là một trong một số quốc gia dùng đơn vị tiền tệ gọi là đô la. Một vài quốc gia dùng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức; và nhiều quốc gia khác cho phép dùng nó trong thực tế (nhưng không chính thức).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *