Lợi nhuận của ngân hàng chững lại vì giảm mạnh lãi vay

Câu chuyện nóng trong thời gian qua về việc nhiều ngân hàng thương mại không thực hiện miễn giảm lãi vay trong hoàn cảnh nhiều khách hàng vay vốn bị giảm, thậm chí mất thu nhập, do việc giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã gây nên nhiều bức xúc cho dư luận. Nhiều chuyên gia trong ngành đưa ra ý kiến cho rằng các ngân hàng thương mại cần phải có trách nhiệm chia sẻ, hỗ trợ với người vay vốn và nền kinh tế đang chịu thiệt hại.

Việc các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục thu lợi nhuận khủng là việc “không đúng” trong diễn biến các doanh nghiệp và người dân đều ở tình trạng kiệt quệ bởi đại dịch kéo dài. Lợi nhuận của ngân hàng sẽ khó có thể đạt được ở mức mà mục tiêu đã đề ra trước đó khi thực hiện chương trình giảm lãi vay, nhưng đây là lúc ngân hàng thể hiện phần góp sức của mình đối với nền kinh tế và với khách hàng.

Lợi nhuận những tháng cuối năm của ngân hàng không tặng mạnh

Trong ngắn hạn, ngành ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng từ đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 4 khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng quý III/2021 có phần chững lại. Cùng với đó, áp lực dự phòng và các gói hỗ trợ lãi suất cho vay khiến lợi nhuận những tháng cuối của các ngân hàng được các giới phân tích dự báo không thể tăng mạnh như nửa đầu năm.

Lợi nhuận
Dịch bệnh kéo dài khiến ngành ngân hàng bị ảnh hưởng

Khi làn sóng thứ 4 của dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ đến hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương…, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng gián đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, không có nguồn thu để trả nợ do dịch COVID-19. Lúc này, nợ xấu lại một lần nữa tăng nguy cơ tiềm ẩn đối với các ngân hàng.

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021. Tuy nhiên, không đề cập đến việc giãn thời gian trích lập dự phòng rủi ro.

Khả nặng nợ xấu cao tại các ngân hàng

Quan sát kỹ hơn báo cáo tài chính quý II/2021 của các ngân hàng có thể thấy, đa phần các ngân hàng có quy mô tài sản lớn, dẫn đầu hệ thống đều tăng mạnh trích lập dự phòng và ngược lại các ngân hàng có quy mô nhỏ lại giảm mạnh trích lập dự phòng. Các chuyên gia nhận định, đây là một yếu tố tạo nên bức tranh lợi nhuận tối, sáng thời gian qua. Khi các ngân hàng có quy mô nhỏ liên tục thông báo lãi “khủng” nửa đầu năm. Tuy nhiên, bức tranh tranh này sẽ dần sáng tỏ khi việc trích lập dự phòng thường dồn vào báo cáo tài chính những quý cuối năm.

nợ xấu
Nợ xấu ngân hàng biến động

Theo số liệu quý II/2021 của các ngân hàng, hơn nửa số ngân hàng đều ghi nhận số dư nợ quá hạn tăng cao so với cuối năm 2020, đặc biệt là nợ xấu nhóm 4 và 5 (nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn). Tính đến thời điểm 30/6/2021, một số ngân hàng có quy mô nhỏ có nợ nhóm 4,5 tăng khá cao. Như: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) nợ nhóm 5 tăng 29%. Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank) nợ nhóm 5 tăng 31%. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) nợ nhóm 5 tăng 40%. Hay Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) nợ xấu nhóm 5 cũng tăng tới 100%. Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PGBank) nợ nhóm 4 tăng 100%…

Bên cạnh nguy cơ về nợ xấu; việc nhiều ngân hàng thương mại đang thực hiện hạ lãi suất cho vay. Để hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19; được giới phân tích cho rằng sẽ tác động đến lợi nhuận thời gian tới của các ngân hàng.

Lợi nhuận ngân hàng có thể ảnh hưởng 96.000 tỷ đồng

Theo ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phân tích, tổng dư nợ hiện hữu của nền kinh tế vào khoảng 9,6 triệu tỷ đồng. Nếu các ngân hàng tiến hành giảm 1% lãi suất trên tổng dư nợ hiện hữu. Thì con số lợi nhuận ngân hàng có thể bị ảnh hưởng là khoảng 96.000 tỷ đồng. Tương đương với một nửa lợi nhuận của toàn ngành năm ngoái. Ước tính, riêng lợi nhuận ngân hàng trong 6 tháng cuối năm nay; có thể giảm hơn 40.000 tỷ đồng.

Trong khi nhiều ngân hàng lo ngại về rủi ro tín dụng gia tăng ở phía khách hàng. Đồng thời cân đối giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Thì Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) tỏ ra lạc quan; khi cho rằng ảnh hưởng của dịch không đồng đều. Nói cách khác, có thể có tác động “kiểu chữ K”. Nghĩa là các thành phần kinh tế bị ảnh hưởng; với thời gian và độ mạnh yếu khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng cầu tín dụng vẫn ổn định ở một số vùng. Và ngành nghề mà nguồn lực đang được phân bổ vào. Các ngân hàng vẫn có dư địa tăng trưởng tín dụng và huy động.

Kỳ vọng nới hạn mức tín dụng

Kỳ vọng nới hạn mức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước chấp nhận tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng

Tuy nhiên, VDSC cũng nhấn mạnh; trừ khi các ngân hàng được phê duyệt mở rộng hạn mức tín dụng lần thứ ba. Tăng trưởng tín dụng có khả năng rơi vào khoảng 9,5 – 10,5%; so với đầu năm vào cuối quý III//2021. Hiện tại, nguồn cầu vẫn duy trì tại một số thành phần kinh tế. Nhưng các thủ tục giấy tờ đang bị ảnh hưởng, dẫn đến hạn chế trong giải ngân. Trong khi đó, hoạt động gửi tiền vẫn có thể thực hiện trực tuyến dễ dàng.

Cùng quan điểm với VDSC, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) kỳ vọng; Ngân hàng Nhà nước sẽ nới hạn mức tín dụng thêm một lần nữa; vào giai đoạn cuối quý III hoặc đầu quý IV. Theo SSI, hạn mức tăng trưởng tín dụng tăng tạo điều kiện; giúp các ngân hàng thương mại có thể giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Theo quan sát của SSI, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận việc tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 cho một số ngân hàng với mức tăng từ 2 – 6%. Với hạn mức mới, tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống khoảng 11%. Cao hơn mức 9% theo hạn mức lần đầu.