Tiền gửi ngân hàng không còn là ưu tiên của người dân

Tiền gửi của người dân tại ngân hàng không còn tăng nhanh trong thời gian những năm gần đây. Đặc biệt là từ năm 2020 khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Xu hướng này xảy ra trong hoàn cảnh lãi suất tiết kiệm thấp. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, lãi suất tiết kiệm rơi xuống mức thấp kỷ lục trong bối cảnh khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế kém, cũng đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức hút tiền gửi của người dân vào ngân hàng. Trên thực tế, việc mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm mạnh trong hơn một năm qua khiến nhiều người sở hữu tiền nhàn rỗi suy nghĩ đắn đo về việc gửi tiền vào ngân hàng hay chuyển hướng sang các kênh đầu tư khác như bất động sản hay chứng khoán… để thu lợi nhuận cao hơn.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM tăng thấp

Trong những tháng đầu năm nay, tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng; không có sự tăng trưởng đáng kể. Ngày 29/8, báo cáo kinh tế – xã hội của Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh cho thấy trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn đạt 3,029 triệu tỉ đồng, tăng 3% so với cuối năm ngoái; tổng dư nợ tín dụng đạt 2,68 triệu tỉ đồng, tăng 2,68% so với cuối năm ngoái.

Huy động vốn và tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tăng thấp trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu vay vốn sụt giảm và dòng tiền nhàn rỗi của dân cư chảy vào hệ thống ngân hàng cũng bị tác động.

Tăng trưởng tín dụng
Nhu cầu vay vốn ở các NHTM sụt giảm

Tiền gửi dân cư không tăng đáng kể

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tính đến cuối tháng 6/2021; trong khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng đạt 5,11 triệu tỉ đồng; tăng 4,78% so với cuối năm ngoái. Thì tiền gửi của dân cư đạt 5,29 triệu tỉ đồng, tăng 2,94% so với cuối năm ngoái. Trong những tháng đầu năm nay, tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng; không có sự tăng trưởng đáng kể. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất của tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng; so với cùng kỳ những năm trước.

Lãnh đạo một số ngân hàng thương mại nhìn nhận không chỉ mặt bằng lãi suất huy động thấp mà ngay cả với ngân hàng, nguồn vốn huy động vào nhưng cho vay không dễ trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Nhiều ngân hàng cũng chịu sức ép phải giảm chi phí đầu vào để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, nên không thể duy trì lãi suất huy động ở mức cao, đủ hấp dẫn người gửi tiền.

Mặt bằng lãi suất huy động không có nhiều biến động

Mặt bằng lãi suất huy động
Nhiều ngân hàng thực hiện huy động vốn bằng chương trình khuyến mãi

Ở góc độ khác, dịch COVID-19 kéo dài cũng ảnh hưởng đáng kể; đến thu nhập và dòng tiền nhàn rỗi của người dân. Nhiều người phải dùng tiền tích lũy để chi tiêu. Ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 8/2021 của Ngân hàng Thế giới mới đây cũng nhận định tác động kéo dài của đại dịch đến các hộ gia đình đã trở nên rõ nét hơn. Năm 2021, khoảng 30% hộ gia đình có thu nhập thấp hơn so với năm ngoái.

Mới đây, Công ty Chứng khoán SSI nhận định; mặt bằng lãi suất cho vay có thể giảm nhẹ trong ngắn hạn; khi các ngân hàng đồng loạt công bố giảm lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước cũng xem xét và có chính sách khuyến khích hoặc hạn chế một số nội dung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại vào năm 2022 đối với những tổ chức tín dụng không giảm lãi vay thực chất. Do đó, mặt bằng lãi suất huy động được dự báo sẽ không có nhiều biến động.