Như bạn đã biết thanh toán điện tử được hiểu chính là hình thức thanh toán trực tuyến qua Internet. Theo đó, khi có nhu cầu thanh toán, bạn không cần thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt nữa hay phải giao dịch tại quầy giao dịch của ngân hàng. Thay vào đó, bạn chỉ cần sử dụng tài khoản trực tuyến hoặc các cổng thanh toán trực tuyến của các ngân hàng. Với hình thức thanh toán điện tử, người dùng có thể sử dụng các thao tác như: Chuyển tiền, gửi tiền, rút tiền… thâm chí là không mất phí.
Bạn cũng không cần mang theo tiền mặt hoặc mang theo rất ít khi mua sắm mà chỉ cần mang theo điện thoại. Chỉ cần một điện thoại được kết nối với Internet. Hình thức thanh toán này đang được coi là một trong những hình thức tiếp cận khách hàng phổ biến và tiện lợi nhất hiện nay. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, những app thanh toán online của ngân hàng như giải pháp hiệu quả nhất của các khu vực giãn cách, đảm bảo an toàn tránh tiếp xúc.
Tổng giá trị giao dịch qua ngân hàng tăng tăng 42%
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương, tổng giá trị giao dịch qua ngân hàng tăng tăng 42% so với đầu năm. Cụ thể, thống kê đến tháng 8, tổng số giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Bình Dương tăng 33% so với đầu năm và cao hơn 13% so với cùng kỳ. Tổng giá trị giao dịch cũng tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện, Bình Dương có 2 hệ thống thanh toán là thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán từng lần đối với các tổ chức tín dụng. Từ đầu năm đến nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tiếp tục được các tổ chức tín dụng nâng cấp theo hướng tập trung, hiện đại. Nó trở thành hệ thống thanh toán “xương sống”, kết nối với các hệ thống khác trong nền kinh tế.
Trong bối cảnh giãn cách xã hội, việc thanh toán điện tử liên ngân hàng; đã đáp ứng nhanh nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế địa phương. Tại nhiều ngân hàng, các ứng dụng thanh toán online, ngân hàng điện tử được khuyến khích nhằm hạn chế việc giao dịch tại quầy. Việc ứng dụng hình thức thanh toán thuận tiện, an toàn, nhanh chóng là xu hướng các tổ chức tín dụng luôn hướng tới để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Do đó, lượng khách hàng đến giao dịch tại quầy giảm. Nhưng lượt giao dịch, thanh toán trực tuyến tăng mạnh.
Thanh toán điện tử liên ngân hàng phát huy trong mùa dịch
“Trước diễn biến của dịch bệnh, các ngân hàng trong tỉnh đang nỗ lực siết chặt việc phòng, chống dịch. Việc bảo đảm hoạt động trong mọi tình huống luôn được các ngân hàng; tổ chức tín dụng đặt lên mức cao nhất. Sự chủ động của ngành ngân hàng, sự hợp tác của khách hàng sẽ giúp công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả. Nó sẽ góp phần thực hiện mục tiêu kép của địa phương”. Ông Võ Đình Phong, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Dương cho biết.
– Giảm chi phí kinh doanh, chi phí bán hàng, chi phí giao dịch, đồng thời tăng hiệu quả kinh doanh.
– Giảm chi phí văn phòng, rút ngắn thời gian tác nghiệp; chuẩn hóa thủ tục, nâng cao khả năng tìm kiếm và xử lý chứng từ.
– Giảm chi phí nhân viên, giảm chi phí bán hàng, tiếp thị.
– Mở rộng thị trường thông qua phương thức thanh toán điện tử. Các ngân hàng thay vì tốn thêm tiền mở các chi nhánh; thì có thể cung cấp dịch vụ Internet Banking để mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ.
– Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm. Gồm Phone banking, home banking, Internet banking, chuyển tiền, rút tiền, thanh toán tự động.
– Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong hoạt động kinh doanh
– Thực hiện chiến lược toàn cầu hóa mà không cần phải mở thêm chi nhánh. Nó vừa tiết kiệm tiền bạc, vừa phục vụ được đối tượng khách hàng lớn hơn.
– Tạo điều kiện để truyền bá, phổ biến hình ảnh, nhãn hiệu sản phẩm với bạn hàng quốc tế.