Thay đổi phương thức mua ngoại tệ làm giảm nhẹ mặt bằng lãi suất

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 mà nhiều ngân hàng thương mại nhà nước đã công bố gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp. Do đó mà mặt bằng lãi suất cho vay được kỳ vọng sẽ giảm nhẹ trong thời gian ngắn hạn. Theo các chuyên gian, việc tạo ra nguồn cung mới sẽ là yếu tố đưa lãi suất tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Mới đây, các ngân hàng nhà nước đã quyết định thay đổi phương thức mua ngoại tệ từ mua giao kỳ hạn 6 tháng thành phương thức mua giao ngay. Điều này có thể khiến cho ngân hàng nhà nước tạo ra nguồn cung mới và tức thời. Từ đó, khiến cho thanh khoản được kỳ vọng sẽ tiếp tục dồi dào, góp phần giúp cho mặt bằng lãi suất sẽ giảm nhẹ trong những tháng tiếp theo hoặc kéo dài đến cuối năm.

Kỳ vọng nguồn tiền mới sẽ làm giảm mặt bằng lãi suất 

Theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong tháng 8; lãi suất huy động của các ngân hàng hầu như không biến động. Giai đoạn này, thông điệp Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thể hiện sự nhất quán sử dụng tối đa nguồn lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh đã có những diễn biến phức tạp trở lại. Theo đó, các ngân hàng thương mại đã tuyên bố các chương trình giảm lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh.

Trên thị trường liên ngân hàng, thanh khoản được kỳ vọng sẽ tiếp tục dồi dào; khi các nguồn lực mới có thể xuất hiện trên thị trường. Cụ thể, với việc thay đổi phương thức mua giao kỳ hạn 6 tháng về phương thức mua giao ngay; NHNN có thể tạo nguồn cung mới và tức thời. 

Kỳ vọng nguồn tiền mới sẽ làm giảm mặt bằng lãi suất 
Kỳ vọng nguồn tiền mới sẽ làm giảm mặt bằng lãi suất

VCBS cho rằng, trong giai đoạn dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp thì “bộ đệm” thanh khoản dồi dào hơn là cần thiết nhằm đảm bảo sự vận hành ổn định của hệ thống ngân hàng, cũng như thị trường tài chính. Bên cạnh đó, mục tiêu ổn định vĩ mô vẫn được duy trì; VCBS dự báo lạm phát tháng 9 có thể giảm 0,2 – 0,3% so với tháng trước. Như vậy, thanh khoản liên ngân hàng dồi dào, từ đó đưa mặt bằng lãi suất giảm nhẹ trong tháng tiếp theo. 

Dự báo VND sẽ có xu hướng mạnh lên

Trong tháng 8, NHNN không thực hiện giao dịch trên thị trường mở. Cụ thể, NHNN chào thầu trên thị trường mở, nhưng không có ngân hàng nào đặt thầu. Điều này cho thấy không xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng. Trên thế giới, các quốc gia châu Âu và Mỹ; dù tiếp tục có được lợi thế trong việc mở cửa trở lại nền kinh tế. Tuy nhiên thành quả này cũng đang bị đe dọa bởi biến chủng mới với sức lây lan nhanh. Tuy vậy, vaccine và 5K vẫn sẽ là biện pháp xuyên suốt trong quá trình chống dịch.

Cùng với đó, giai đoạn này này dù chưa xuất hiện sự thay đổi; trong các chính sách nới lỏng tiền tệ. Nhưng các đề xuất về thời điểm tiến hành trung hòa chính sách này cũng đang dần xuất hiện. Về tỷ giá, VCBS dự báo VND sẽ có xu hướng mạnh lên; so với đồng USD với mức biến động không quá 2% trong năm nay. Trong đó bao gồm cả khả năng USD lên giá so với ngoại tệ mạnh trên thế giới. 

Ngày 11/08, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giá niêm yết mua vào USD về 22.750 VND (giảm khoảng 80 – 100 VND tính toán dựa mức giá chiết khấu mua kỳ hạn). Đồng thời, NHNN đổi phương thức mua kỳ hạn 6 tháng về phương thức giao ngay. Theo đó tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại cũng đã ghi nhận mức giảm tương ứng 80 – 100 đồng. 

Dự báo VND sẽ có xu hướng mạnh lên
Dự báo VND sẽ có xu hướng mạnh lên

Khái niệm lãi suất là gì ?

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian (1 tháng hoặc 1 năm). Đây là loại giá cả đặc biệt; được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ không phải trên cơ sở giá trị. Giá trị sử dụng của khoản vốn vay là khả năng mang lại lợi nhuận cho người đi vay khi sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh hoặc mức độ thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người đi vay. Khác với giá cả hàng hoá, lãi suất không được biểu diễn dưới dạng số tuyệt đối; mà dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Lãi suất (interest rate) cũng được xem là tỷ lệ sinh lời (rate of return); mà người chủ sở hữu thu được từ khoản vốn cho vay.

Diễn biến của lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mỗi chủ thể kinh tế. Nó tác động đến những quyết định của các cá nhân như chi tiêu hay để dành. Mua nhà hay mua trái phiếu hay gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm. Lãi suất cũng tác động đến những quyết định kinh tế của các doanh nghiệp như: Dùng tiền để đầu tư mua thiết bị mới cho các nhà máy hoặc để gửi tiết kiệm trong một ngân hàng. Do những ảnh hưởng đó, lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế và diễn biến của nó được đưa tin hầu như hàng ngày trên báo chí.