Tìm hiểu về tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025

Hiểu biết về ngân sách nhà nước chúng ta đang đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế, phí và lệ phí. Vì vậy việc nắm rõ và hiểu rõ về ngân sách nhà nước là vô cùng quan trọng. Ngân sách nhà nước có thể thu được từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như dầu khí và khoáng sản. Tài nguyên thiên nhiên cũng là một bộ phận của tài sản quốc gia nên nó cũng thuộc về con người. Người dân cũng là người phải trả các khoản vay của chính phủ thông qua các khoản thuế mà người dân phải trả. Vì vậy, có thể nói ngân sách nhà nước là tiền của nhân dân và nhân dân có quyền tham gia quản lý ngân sách nhà nước.

Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính vĩ mô trong các kế hoạch tài chính của Nhà nước để điều hành các hoạt động kinh tế – xã hội. Ngân sách nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tài chính vĩ mô cũng như cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Trong giai đoạn 5 năm tới 2021-2025, thông tin về chi ngân sách nhà nước được bộ Tài Chính đề xuất và có những mục tiêu mới.

Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025

Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 khoảng 10,26 triệu tỷ đồng. Trong đó 28% chi cho đầu tư phát triển. Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 1687/QĐ-BTC ngày 7/9/2021 ban hành Chương trình hành động của Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021-2026.

Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025
Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025

Một số chỉ tiêu cụ thể được nêu tại Chương trình hành động, là cụ thể hóa các Nghị quyết, kế hoạch, chương trình của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Cụ thể: Xây dựng và thực hiện chính sách động viên thu NSNN giai đoạn 2021-2025 hợp lý; vừa có sức cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Trong đó, trọng tâm là khu vực kinh tế tư nhân vừa đảm bảo nguồn lực tài chính ngân sách; góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.

Tỷ lệ huy động vào NSNN giai đoạn 2021-2025 bình quân không thấp hơn 16% GDP. Trong đó từ thuế, phí khoảng 13-14% GDP. Tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 85-86% tổng ngân sách nhà nước. Như vậy, có thể thấy thu ngân sách vẫn tiếp tục theo định hướng tăng thu từ nội địa, giảm thu từ xuất nhập khẩu. Thực hiện đúng dự toán NSNN được Quốc hội quyết định, kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước đảm bảo bình quân giai đoạn 2021-2025 ở mức 3,7% GDP. Trong tổ chức thực hiện, phấn đấu giảm xuống dưới 3,7% GDP.

Chương trình chi ngân sách NN

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính phấn đấu: Tổng chi NSNN giai đoạn 2021-2025 khoảng 10,26 triệu tỷ đồng. Trong đó tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 28%. Tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62-63% tổng chi ngân sách nhà nước. Trong tổ chức thực hiện, phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 29%. Giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%. Tổng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước khoảng 2,87 triệu tỷ đồng. Trong đó chi từ nguồn vốn ngoài nước khoảng 300 nghìn tỷ đồng. Chi từ nguồn cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước khoảng 248 nghìn tỷ đồng…

Chương trình chi ngân sách NN
Chương trình chi ngân sách NN

Theo Chương trình này, chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước. Chi cho đầu tư dù cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp. Đối với nợ công, bảo đảm an toàn nợ công với các mục tiêu:

  • Trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP (giai đoạn trước là 65% GDP)
  • Ngưỡng cảnh báo là 55% GDP
  • Trần nợ Chính phủ hằng năm không quá 50% GDP
  • Ngưỡng cảnh báo là 45% GDP
  • Trần nợ nước ngoài của quốc gia hằng năm không quá 50% GDP
  • Ngưỡng cảnh báo là 45% GDP.