Các ngân hàng liên tục huy động vốn từ phát hành trái phiếu

Từ cuối tháng 7 đến nay, lãi suất huy động VND của các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng ổn định. Tình hình này khiến thị trường vô cùng lo ngại. Nhiều câu hỏi đặt ra: Tại sao các ngân hàng thiếu vốn trong tuần qua? Gần đây, lãi suất (LS) tiếp tục tăng trong thời gian ngắn trên thị trường này. Đây là dấu hiệu cho thấy nguồn cung vốn trên thị trường liên ngân hàng ngày càng bị hạn chế. Nhiều ngân hàng thiếu vốn (thường là các ngân hàng quy mô trung bình) làm tăng nhu cầu vay và các ngân hàng thừa vốn bắt đầu “phòng thủ”.

Lãi suất huy động VND kỳ hạn ngắn đối với dân cư và tổ chức của nhiều ngân hàng thương mại phần lớn đã được điều chỉnh với lãi suất huy động dài hạn. Lãi suất liên ngân hàng tăng, lãi suất huy động tăng, phát hành trái phiếu tăng, những dấu hiệu này cho thấy các ngân hàng đang tích cực huy động vốn để “bù đắp” nhu cầu tín dụng đang tăng mạnh. Ngoài việc tăng vốn cấp 1, gần đây các ngân hàng còn tăng vốn cấp 2 bằng cách phát hành trái phiếu.

ACB phát hành 1,200 tỷ đồng trái phiếu

Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) công bố kết quả phát hành trái phiếu riêng lẻ đợt 1 lần 3 năm 2021. Ngày 03/06, ACB đã phát hành 1,200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Trái phiếu có lãi suất 4%/năm, lãi được trả định kỳ mỗi năm một lần. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền; không phải nợ thứ cấp và không có tài sản đảm bảo.

Mục đích của đợt phát hành này nhằm tăng quy mô vốn hoạt động của ACB. Đồng thời hục vụ nhu cầu cấp tín dụng. Ngoài ra còn đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn hoạt động. Theo kết quả phát hành, số trái phiếu này đã được mua bởi 3 tổ chức trong nước. Trước đó, hồi tháng 4 và tháng 5; ACB đã huy động được 5,000 tỷ đồng qua 3 đợt phát hành trái phiếu.

ACB phát hành 1,200 tỷ đồng trái phiếu
ACB phát hành 1,200 tỷ đồng trái phiếu

MSB phát hành 1,000 tỷ đồng trái phiếu

Ngày 07/06, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HOSE: MSB) công bố đã phát hành xong 1,000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, lãi suất 4%/năm. Tiền lãi được trả định kỳ hàng năm, tiền gốc được trả một lần vào ngày đáo hạn. Tuy nhiên, lãi và gốc cũng có thể được trả vào ngày mua lại trước hạn. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm và không phải nợ thứ cấp của MSB. Mục đích đợt phát hành này nhằm tăng quy mô vốn hoạt động. Đáp ứng nhu cầu vay trung và dài hạn bằng VND. Theo kết quả phát hành, một tổ chức tín dụng đã mua trọn lô trái phiếu này.

SHB phát hành 1,000 trái phiếu

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHB) cũng vừa mới thông báo đã phát hành 1,000 trái phiếu với tổng mệnh giá 1,000 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, đáo hạn vào ngày 08/06/2023. Lãi suất cố định áp dụng cho toàn bộ thời hạn của trái phiếu là 3.8%/năm. Tiền lãi được trả mỗi năm một lần. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền; không có tài sản bảo đảm và không phải nợ thứ cấp của SHB. Bên mua toàn bộ lô trái phiếu này là 2 công ty chứng khoán trong nước.

Trước đó, hồi giữa tháng 5, SHB cũng đã bán 1,000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm. Dành cho 2 công ty chứng khoán. Lãi suất cũng là mức cố định 3.8%/năm. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) dự kiến trong năm 2021 sẽ huy động 10,000 tỷ đồng trái phiếu từ công chúng thông qua 2 đợt phát hành. Tổng số tiền 10,000 tỷ đồng trái phiếu từ đợt phát hành ra công chúng năm 2021 dự kiến được VietinBank sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động, tăng vốn cấp 2 và đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN.

SHB phát hành 1,000 trái phiếu
SHB phát hành 1,000 trái phiếu

Nhu cầu phát hành trái phiếu của các NHTM tăng cao

Thời gian qua, nhiều ngân hàng khác cũng liên tục huy động được lượng vốn lớn từ trái phiếu trong thời gian qua như VPBank, TPBank, VIB, HDBank… Báo cáo của VietinBank được đưa ra hồi tháng 02/2021 từng nhận định; nhu cầu phát hành trái phiếu của các NHTM trong năm 2021 sẽ vẫn tăng cao. Đặc biệt là trái phiếu tăng vốn nhằm giúp các ngân hàng bổ sung cho vốn cấp 2. Tăng tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn và cải thiện hệ số CAR.

Thực tế, nhiều ngân hàng có vốn chủ sở hữu bị tác động tiêu cực bởi dịch bệnh như hiện nay. Hay đúng hơn là mất khả năng trả nợ hoặc vỡ nợ, do đó ảnh hưởng đến chất lượng tài sản. Khi chất lượng tài sản ngân hàng bị suy giảm, sẽ đẩy tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng về dưới 8%. Do đó ngân hàng cần phải bổ sung nguồn vốn cấp 2. Có thể phát hành trái phiếu có thời hạn ít nhất 5 năm. Ngoài ra cũng có thể phát hành rái phiếu chuyển đổi để đảm bảo an toàn vốn theo quy định.